Lệnh LO là gì? Lệnh LO không được phép sửa đổi, hủy trong những phiên giao dịch nào theo quy định?
Lệnh LO là gì?
LO là viết tắt của từ Limit Order trong tiếng Anh, có nghĩa là lệnh giới hạn.
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 17 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 thì lệnh LO (lệnh giới hạn) được quy định như sau:
- Lệnh LO là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc mức giá cao hơn mức giá xác định đối với lệnh bán và mức giá thấp hơn mức giá xác định đối với lệnh mua.
- Lệnh LO được phép nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục và đợt khớp lệnh định kỳ.
- Lệnh LO có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
Lệnh LO là gì? Lệnh LO không được phép sửa đổi, hủy trong những phiên giao dịch nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Lệnh LO không được phép sửa đổi trong những phiên giao dịch nào?
Việc sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh được quy định tại Điều 22 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 như sau:
Sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh
1. Việc sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.
2. Trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa: không được phép sửa, hủy các lệnh LO, ATO.
3. Trong phiên khớp lệnh liên tục: Lệnh LO được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa lệnh được xác định như sau:
a) Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng.
b) Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.
c) Thứ tự ưu tiên đối với lệnh mới nhập thay thế cho lệnh đã bị hủy bao gồm cả lệnh được thực hiện theo phương thức sửa hủy lệnh quy định tại phần 1 Phụ lục III được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Quy chế này.
4. Trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa: không được phép sửa, hủy các lệnh LO, ATC (bao gồm cả các lệnh LO được chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục sang).
5. Trong phiên giao dịch sau giờ: Lệnh PLO không được phép sửa, hủy.
Như vậy, trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa và trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa, không được phép sửa, hủy lệnh LO.
Trong phiên khớp lệnh liên tục: Lệnh LO được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa lệnh được xác định như sau:
(1) Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng.
(2) Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.
(3) Thứ tự ưu tiên đối với lệnh mới nhập thay thế cho lệnh đã bị hủy bao gồm cả lệnh được thực hiện theo phương thức sửa hủy lệnh quy định tại phần 1 Phụ lục III được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022.
Nguyên tắc khớp lệnh và xác định giá khớp lệnh được quy định ra sao?
Nguyên tắc khớp lệnh và xác định giá khớp lệnh được quy định tại Điều 21 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022, cụ thể như sau:
(1) Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:
- Ưu tiên về giá:
+ Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
+ Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
(2) Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ:
- Là mức giá thực hiện mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết.
- Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm a khoản này, mức giá được lựa chọn thực hiện là mức giá tại đó các lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần.
- Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với mức giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
- Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá thỏa mãn điểm a khoản này và trùng hoặc gần với giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
(3) Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục: Giá thực hiện là giá của lệnh đối ứng đang chờ trên sổ lệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?