Làm sao để nhận biết giấy triệu tập của công an là thật hay giả? Trường hợp nào thì công an được phép triệu tập người dân lên làm việc?
Giấy triệu tập được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1.4 Điều 1 Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11) quy định về giấy triệu tập như sau:
"1.4. Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng. Việc sử dụng giấy triệu tập phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định. Giấy triệu tập bị can tại ngoại; giấy triệu tập hoặc giấy mời người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đến Cơ quan điều tra để làm việc chỉ có giá trị làm việc trong một lần.
Nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v... làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời. Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra."
Giấy triệu tập (Hình từ Internet)
Trường hợp nào thì công an được phép triệu tập người dân lên làm việc?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên như sau:
"1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
[...] d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự"
Việc triệu tập người dân lên làm làm việc nhằm mục đích thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án.
Tuy nhiên ngày càng có nhiều vụ mạo danh công an triệu tập người dân qua điện thoại với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Làm sao để nhận biết giấy triệu tập của công an là thật hay giả?
Để nhận biết được đó là giấy triệu tập thật hay giả phải lưu ý các điểm sau:
Về hình thức: Theo quy định pháp luật, giấy phải đảm bảo về mặt hình thức của một văn bản pháp luật khi có đầy đủ quốc hiệu; tiêu ngữ; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành giấy triệu tập và có đóng dấu của cơ quan đó.
Về nội dung: Theo Điều 185 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, giấy triệu tập phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Theo đó, bạn cần phải xem kỹ lý do triệu tập được nêu trong văn bản để xác định xem mình có vai trò gì, liên quan như thế nào với vụ án.
Như đã nêu ở trên, việc triệu tập chỉ được áp dụng với những người tham gia tố tụng vụ án hình sự.
Do đó, việc xác định mình là ai, có vai trò như thế nào trong vụ án rất quan trọng để có thể xác định những quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc triệu tập.
Pháp luật quy định việc triệu tập người có liên quan tới vụ án hình sự phải được thực hiện bằng văn bản.
Do đó, mọi hành vi triệu tập thông qua lời nói, qua điện thoại,... thì đều không có giá trị và người bị triệu tập sẽ không có nghĩa vụ phải tuân theo lời triệu tập này.
Trong trường hợp bạn muốn bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân, bạn có quyền thuê luật sư tư vấn và hỗ trợ bạn về mặt pháp lý khi làm việc với Cơ quan điều tra.
Theo Điều 16 và Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người bị buộc tội, bị hại hoặc đương sự có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Khi nhận được giấy triệu tập hợp pháp, bạn nên phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình được triệu tập, trường hợp không thể có mặt theo giấy triệu tập vì lý do chính đáng thì cần thông báo để cơ quan gửi giấy triệu tập được biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là những cơ sở nào? Nguyên tắc điều trị?
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?