Giấy triệu tập và giấy mời khác nhau như thế nào? Các đối tượng phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là ai?
Giấy triệu tập là gì? Giấy triệu tập khác giấy mời ở chỗ nào?
Giấy triệu tập là loại văn bản áp dụng cho những người có liên quan đến những vụ án đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án nhân dân.
Giấy triệu tập được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng tại Điều 60, 61, 62, 63, 64, 66, 65, 67, 68, 69, 70 Bộ luật này.
Còn về giấy mời không được quy định trong các thủ tục tố tụng, nhưng có thể hiểu là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan điều tra, tòa án… mời những người có liên quan hoặc biết về vụ án đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ án ngoài những trường hợp triệu tập nêu trên thì giấy mời không có giá trị bắt buộc công dân chấp hành, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, khác nhau ở đây là nghĩa vụ chấp hành: giấy mời thì không bắt buộc còn giấy triệu tập là bắt buộc theo thủ tục tố tụng được quy định tại các bộ luật tố tụng.
Giấy triệu tập là gì?
Các đối tượng phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là ai?
Như đã nêu ở trên, thì theo như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì các đối tượng sau có nghĩa vụ phải có mặt khi có giấy triệu tập của người có thẩm quyền tố tụng, cụ thể:
- Bị can: Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo điểm a khoản 3 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
"Điều 60. Bị can
...
3. Bị can có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
..."
- Bị cáo: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án theo điểm a khoản 3 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
"Điều 61. Bị cáo
...
3. Bị cáo có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
..."
- Bị hại: Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo điểm a khoản 4 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
"Điều 62. Bị hại
4. Bị hại có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;"
- Nguyên đơn dân sự: phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo điểm a khoản 3 Điều 63 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
"Điều 63. Nguyên đơn dân sự
...
3. Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
..."
- Bị đơn dân sự: phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo điểm a khoản 3 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
"Điều 64. Bị đơn dân sự
...
3. Bị đơn dân sự có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
..."
- Người làm chứng: phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
"Điều 66. Người làm chứng
...
4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
..."
- Tương tự thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người chứng kiến, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật cũng đều có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 65, 67, 68, 69, 70 Bộ luật này.
Trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như áp giải, dẫn giải hay quyết định truy nã.
Có thể gửi giấy triệu tập cho đương sự bằng các hình thức nào?
Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
"Điều 173. Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo.
2. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Niêm yết công khai.
4. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại Chương XXXVIII của Bộ luật này."
Như vậy, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án nhân dân,..có thể gửi giấy triệu tập bằng những hình thức trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?