Làm giả giấy xét nghiệm ung thư của bệnh viện để rút bảo hiểm xã hội một lần thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Bị ung thư ở giai nào mới được rút bảo hiểm xã hội một lần?
- Làm giả giấy xét nghiệm ung thư của bệnh viện để rút bảo hiểm xã hội một lần thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người làm giả giấy xét nghiệm ung thư của bệnh viện để rút bảo hiểm xã hội một lần là phụ nữ có thai thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Bị ung thư ở giai nào mới được rút bảo hiểm xã hội một lần?
Bị ung thư ở giai nào mới được rút bảo hiểm xã hội một lần, thì theo Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT có quy định như sau:
Trường hợp mắc bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Ngoài trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội, người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, chỉ cần mắc bệnh ung thư (không quan tâm đang ở giai đoạn nào) thì người lao động đã có thể làm hồ sơ để rút bảo hiểm xã hội một lần.
Làm giả giấy xét nghiệm ung thư của bệnh viện để rút BHXH một lần
(Hình từ Internet)
Làm giả giấy xét nghiệm ung thư của bệnh viện để rút bảo hiểm xã hội một lần thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, làm giả giấy xét nghiệm ung thư của bệnh viện để rút bảo hiểm xã hội một lần thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc các trường hợp nêu trên.
Mức phạt tù cao nhất đối với người làm giả giấy xét nghiệm ung thư của bệnh viện để rút bảo hiểm xã hội một lần là 10 năm nếu:
- Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người làm giả giấy xét nghiệm ung thư của bệnh viện để rút bảo hiểm xã hội một lần là phụ nữ có thai thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Người làm giả giấy xét nghiệm ung thư của bệnh viện để rút bảo hiểm xã hội một lần là phụ nữ có thai thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không, thì theo điểm n khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
...
Như vậy, người làm giả giấy xét nghiệm ung thư của bệnh viện để rút bảo hiểm xã hội một lần là phụ nữ có thai thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?