Lãi suất trong hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng có bị giới hạn mức trần 20% năm theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 không?

Em ơi chị có thắc mắc là lãi suất trong hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng có bị giới hạn mức trần 20% năm theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 không? Em giải đáp giúp chị nhé! Cảm ơn em. Đây là câu hỏi của chị Thu Uyên đến từ Đà Nẵng.

Lãi suất trong hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng có bị giới hạn mức trần 20% năm theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa ra hạn chế lãi suất cho vay theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, nhưng có nói rõ thêm “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định:

Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Như vậy, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng không bị giới hạn bởi mức lãi suất tối đa 20%/năm trên khoản tiền vay theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Bởi, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng được điều chỉnh bởi Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 7 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP quy định như sau:

Áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng
1. Lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất.
2. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tòa án áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết mà không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định lãi, lãi suất

Do đó, hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng thì lãi suất của Hợp đồng tín dụng được thực hiện theo thoả thuận mà không bị giới hạn mức trần 20%/năm theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

lãi suất

Lãi suất trong hợp đồng tín dụng (Hình từ Internet)

Tổ chức tín dụng có quyền quyết định giảm lãi suất trong hợp đồng tín dụng cho khách hàng không?

Căn cứ theo Điều 95 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:

Chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi suất
1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.
2. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Trong trường hợp khách hàng vay hoặc người bảo đảm không trả được nợ do bị phá sản, việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi suất, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.

Theo đó, tổ chức tín dụng có quyền quyết định giảm lãi suất trong hợp đồng tín dụng cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng được phép hoạt động trong phạm vi nào?

Căn cứ theo Điều 90 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:

Phạm vi hoạt động được phép của tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể phạm vi, loại hình, nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng trong Giấy phép cấp cho từng tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng.
3. Các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng quy định tại Luật này thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, tổ chức tín dụng được phép hoạt động trong phạm vi mà Ngân hàng Nhà nước quy định.

Tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng
Lãi suất ngân hàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Văn hóa kiểm soát là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định ra sao?
Pháp luật
Có được thỏa thuận giảm lãi suất ngân hàng khi vay tiền không? Nội dung thỏa thuận về việc giảm lãi suất ngân hàng gồm những gì?
Pháp luật
Hiện nay lãi suất ngân hàng nào là cao nhất? Nên chọn ngân hàng uy tín hay ngân hàng có mức lãi suất cao để gửi tiền?
Pháp luật
Giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng? Hướng dẫn cách tính lãi suất ngân hàng đơn giản nhất?
Pháp luật
Lãi suất ngân hàng 2023 tính như thế nào? Cách tra cứu lãi suất các ngân hàng mới nhất như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn cách tính lãi suất ngân hàng theo tháng năm 2025? Mức lãi suất ngân hàng hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Lãi suất ngân hàng là gì? Mức lãi suất ngân hàng theo quy định hiện nay là bao nhiêu phần trăm?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng có được chuyển nhượng một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu để thu hồi nợ không?
Pháp luật
Trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành có phải là hình thức tiền gửi được rút trước hạn không?
Pháp luật
Thông tin tín dụng mà tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC bao gồm các nhóm chỉ tiêu nào? Đối tượng nào được cung cấp thông tin tín dụng?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng dùng tài khoản nào để thực hiện giao dịch, mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức tín dụng
5,341 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức tín dụng Lãi suất ngân hàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức tín dụng Xem toàn bộ văn bản về Lãi suất ngân hàng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào