Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam được xét tặng cho những đối tượng nào? Nguyên tắc để xét tặng Kỷ niệm chương là gì?
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 50/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam”
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam” (sau đây gọi chung là Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Bộ Giao thông vận tải cho cá nhân có nhiều cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam,
2. Kỷ niệm chương có hình dáng, kích cỡ, màu sắc thể hiện đặc trưng của ngành Giao thông vận tải Việt Nam và phù hợp với quy định chung của Nhà nước. Kèm theo Kỷ niệm chương là Bằng chứng nhận tặng Kỷ niệm chương của Bộ Giao thông vận tải (theo mẫu đã được Bộ Giao thông vận tải đăng ký).
Căn cứ trên quy định Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam là hình thức khen thưởng của Bộ Giao thông vận tải cho cá nhân có nhiều cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam.
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam có hình dáng, kích cỡ, màu sắc thể hiện đặc trưng của ngành Giao thông vận tải Việt Nam và phù hợp với quy định chung của Nhà nước. Kèm theo Kỷ niệm chương là Bằng chứng nhận tặng Kỷ niệm chương của Bộ Giao thông vận tải (theo mẫu đã được Bộ Giao thông vận tải đăng ký).
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam được xét tặng cho những đối tượng nào?
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam (Hình từ internet)
Theo Điều 2 Thông tư 50/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức, Thanh niên xung phong chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, người lao động đã, đang công tác trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam (sau đây gọi chung là cá nhân trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam), gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã, đang làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải;
b) Cán bộ, công chức, viên chức đã và đang làm việc tại các vị trí việc làm về giao thông vận tải thuộc cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải của tỉnh (gồm cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
c) Người quản lý doanh nghiệp, người lao động đã và đang làm việc trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam tại doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp là công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Cá nhân khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam (sau đây gọi chung là cá nhân ngoài ngành Giao thông vận tải Việt Nam).
3. Các tổ chức có liên quan đến việc đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.
Căn cứ trên quy định Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam được xét tặng cho những đối tượng sau gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức, Thanh niên xung phong chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, người lao động đã, đang công tác trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam, gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã, đang làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải;
+ Cán bộ, công chức, viên chức đã và đang làm việc tại các vị trí việc làm về giao thông vận tải thuộc cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải của tỉnh (gồm cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
+ Người quản lý doanh nghiệp, người lao động đã và đang làm việc trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam tại doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp là công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
- Cá nhân ngoài ngành Giao thông vận tải Việt Nam (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam.
- Các tổ chức có liên quan đến việc đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.
Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam?
Theo Điều 4 Thông tư 50/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương
1. Kỷ niệm chương được xét tặng hoặc truy tặng một lần cho cá nhân.
2. Việc xét tặng Kỷ niệm chương được tiến hành hằng năm, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai, kịp thời, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự thủ tục quy định tại Thông tư này.
3. Trường hợp cá nhân có thời gian trước đây bị xử lý kỷ luật, thì trong thời gian thi hành kỷ luật không được tính vào thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương và xem xét tặng Kỷ niệm chương sau 01 năm kể từ khi hết thời hạn thi hành kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?