Phương tiện giao thông thông minh bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào theo Nghị định 151?
Phương tiện giao thông thông minh bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định thu hồi giấy phép hoạt động của phương tiện giao thông thông minh nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hết niên hạn sử dụng hoặc không được phép lưu hành;
- Hỏng không sử dụng được;
- Bị thải bỏ, bị mất không tìm được;
- Đã cấp giấy phép hoạt động nhưng phát hiện hồ sơ bị làm giả để được cấp giấy phép; giấy phép cấp không đúng thẩm quyền.
Lưu ý: Chủ sở hữu phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật có trách nhiệm giao nộp giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh thuộc trường hợp bị thu hồi cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp trước đó để thu hồi.
Phương tiện giao thông thông minh bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào theo Nghị định 151? (Hình từ Internet)
Đưa phương tiện giao thông thông minh không có giấy phép hoạt động tham gia giao thông bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm d khoản 12 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định hành vi đưa phương tiện giao thông thông minh không có giấy phép hoạt động tham gia giao thông bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
...
12. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, phương tiện giao thông thông minh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa phương tiện không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực; đưa phương tiện có chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;
b) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông;
c) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
d) Đưa phương tiện giao thông thông minh không có giấy phép hoạt động hoặc giấy phép hoạt động hết hạn sử dụng hoặc hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép tham gia giao thông.
...
Như vậy, đối với hành vi đưa phương tiện giao thông thông minh không có giấy phép hoạt động tham gia giao thông có thể bị xử lý hành chính phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ phương tiện giao thông thông minh.
Điều kiện để phương tiện giao thông thông minh tham gia giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
3. Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
...
Như vậy, phương tiện giao thông thông minh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động và bảo đảm các điều kiện sau:
+ Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
+ Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ như sau:
- Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
- Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
- Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người cao tuổi có thể được tổ chức mừng thọ nhiều lần không? Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi bao gồm?
- Nghị định 81/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước?
- Những giấy tờ nào bắt buộc phải công chứng theo quy định? Các hành vì bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng?
- 5+ Bài giới thiệu sách Tiểu học, Trung học hay nhất 2025? Những bài giới thiệu sách hay ngắn? Bài giới thiệu sách của học sinh?
- Thể thơ 6 chữ là gì? Những bài thơ 6 chữ nổi tiếng? Cách gieo vần thơ 6 chữ? Phát triển giáo dục phải gắn với gì?