Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước quy định thế nào? Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương?
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước quy định thế nào?
Theo Điều 2 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước" do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 06/2007/QĐ-KTNN như sau:
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước”
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước” (sau đây gọi tắt là Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước để ghi nhận công lao của các cá nhân đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước.
Theo quy định Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước là hình thức khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước để ghi nhận công lao của các cá nhân đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước.
Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương được quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước" do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 06/2007/QĐ-KTNN quy định về nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước như sau:
Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước” được xét tặng hàng năm nhân dịp Kỷ niệm Ngày truyền thống của Kiểm toán Nhà nước (ngày 11 tháng 7) và chỉ tặng một lần cho mỗi cá nhân, không có hình thức truy tặng.
2. Việc xét tặng Kỷ niệm chương phải được thực hiện đúng đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình được quy định tại Quy chế này, đảm bảo nguyên tắc chính xác, công bằng, công khai, dân chủ và kịp thời.
3. Việc xét tặng Kỷ niệm chương phải kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích về lợi ích vật chất.
Như vậy, việc xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước được xét tặng hàng năm nhân dịp Kỷ niệm Ngày truyền thống của Kiểm toán Nhà nước (ngày 11 tháng 7) và chỉ tặng một lần cho mỗi cá nhân, không có hình thức truy tặng.
- Việc xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước phải được thực hiện đúng đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình được quy định tại Quy chế này, đảm bảo nguyên tắc chính xác, công bằng, công khai, dân chủ và kịp thời.
- Việc xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước phải kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích về lợi ích vật chất.
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước quy định thế nào? Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước được quy định ra sao?
Theo Điều 5 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước" do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 06/2007/QĐ-KTNN quy định về tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy chế này đạt một trong số các tiêu chuẩn sau đây:
a) Cá nhân là Anh hùng lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc hoặc trong thời gian công tác tại Kiểm toán Nhà nước được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động;
b) Có thời gian công tác tại Kiểm toán Nhà nước đủ 15 năm trở lên (mười lăm năm), tính đến ngày 11/7 của năm đề nghị tặng, hoàn thành nhiệm vụ được giao;
c) Các cá nhân đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian công tác 15 năm nhưng đã có tối thiểu 10 năm công tác tại Kiểm toán Nhà nước và có đủ thành tích theo quy định được Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét tặng cho từng trường hợp cụ thể;
d) Cá nhân có công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ góp phần thúc đẩy sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước và được Hội đồng khoa học Kiểm toán Nhà nước công nhận.
2. Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy chế này có công đóng góp, ủng hộ (về mặt tinh thần hoặc ủng hộ vận động về mặt vật chất) trong việc đổi mới, xây dựng và phát triển sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước.
3. Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy chế này có công lao giúp đỡ Kiểm toán Nhà nước trên các mặt: xây dựng, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Kiểm toán Nhà nước Việt Nam với Kiểm toán Nhà nước của các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế; vận động các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ có những đóng góp giúp đỡ về tinh thần, vật chất hoặc có những đóng góp lớn khác về tư vấn, đào tạo, trợ giúp về kỹ thuật, công nghệ thông tin…
Như vậy, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Điều 4 của Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 06/2007/QĐ-KTNN đạt một trong số các tiêu chuẩn được quy định nêu trên thì được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?