Kỷ niệm chương nào được Bộ Nội vụ quản lý? Kỷ niệm chương thuộc Bộ Nội vụ được xét tặng dựa trên nguyên tắc nào?
Kỷ niệm chương nào được Bộ Nội vụ quản lý?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 14/2019/TT-BNV như sau:
Các loại Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
1. Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là hình thức tặng thưởng của Bộ trưởng Bộ Nội vụ để ghi nhận thành tích, cống hiến, đóng góp của các cá nhân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Bộ Nội vụ.
2. Các loại Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”.
b) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”.
c) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”.
d) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.
Theo đó, các loại Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ như:
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”.
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”.
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”.
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.
Như vậy, Bộ Nội vụ sẽ có thẩm quyền quản lý các loại kỷ niệm chương nêu trên.
Kỷ niệm chương (hình từ internet)
Kỷ niệm chương được xét tặng dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 14/2019/TT-BNV như sau:
Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương
1. Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân, không có hình thức truy tặng. Cá nhân trong quá trình công tác có thể được tặng nhiều loại Kỷ niệm chương.
2. Việc xét tặng Kỷ niệm chương thực hiện theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự xét và trao tặng Kỷ niệm chương được quy định tại Thông tư này, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai và kịp thời.
3. Bộ Nội vụ xét tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành và xét tặng đột xuất đối với các trường hợp đặc biệt.
Theo đó, Kỷ niệm chương được xét tặng dựa trên nguyên tắc là chỉ xét tặng một lần cho cá nhân, không có hình thức truy tặng. Cá nhân trong quá trình công tác có thể được tặng nhiều loại Kỷ niệm chương.
Việc xét tặng Kỷ niệm chương thực hiện theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự xét và trao tặng Kỷ niệm chương được quy định tại Thông tư này, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai và kịp thời.
Bộ Nội vụ xét tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành và xét tặng đột xuất đối với các trường hợp đặc biệt.
Như vậy, việc xét tặng Kỷ niệm chương theo những nguyên tắc nêu trên.
Điều kiện để được xét tặng Kỷ niệm chương của Bộ Nội vụ là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2019/TT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 8/2022/TT-BNV như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện xét tặng Kỷ niệm chương
1. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6:
a) Hoạt động chuyên trách từ đủ 15 năm trở lên hoặc hoạt động kiêm nhiệm từ đủ 20 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm. Trường hợp được cử đi học tập hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì thời gian đi học, thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương. Trường hợp cá nhân không công tác liên tục thì thời gian xét tặng Kỷ niệm chương được cộng dồn thời gian thực tế cá nhân công tác trong ngành Nội vụ.
b) Trường hợp cá nhân hoạt động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm không liên tục thì quy đổi theo thời điểm trình hồ sơ như sau: 01 năm hoạt động kiêm nhiệm được quy đổi bằng 09 tháng hoạt động chuyên trách.
c) Đối với các cá nhân có quá trình công tác trong các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ, nếu thời gian công tác của mỗi ngành, lĩnh vực không đủ thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương về từng ngành, lĩnh vực thì tổng thời gian công tác trong các ngành, lĩnh vực của cá nhân đó được tính để xét tặng Kỷ niệm chương và được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương về ngành, lĩnh vực hiện đang công tác (hoặc trước khi nghỉ hưu).
2. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 6:
a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển của Bộ Nội vụ.
b) Lãnh đạo bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lãnh đạo các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; lãnh đạo Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Có thời gian giữ chức vụ từ đủ 05 năm trở lên.
c) Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc, Phó Giám đốc sở, ban, ngành và tương đương; Bí thư, Phó Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện: Có thời gian giữ chức vụ từ đủ 10 năm trở lên phụ trách 01 trong 04 lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
d) Lãnh đạo hoặc thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng trung ương: Kiêm nhiệm từ đủ 05 năm trở lên; lãnh đạo hoặc thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh: Kiêm nhiệm từ đủ 10 năm trở lên.
đ) Thời gian giữ chức vụ được tính để xét tặng Kỷ niệm chương được cộng dồn nếu cá nhân không phụ trách liên tục các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
3. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 6:
Có thành tích xuất sắc trong việc củng cố quan hệ hợp tác quốc tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành hoặc lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
4. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 6:
Cá nhân có sáng kiến, giải pháp, công trình khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, có giá trị thực tiễn, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển của ngành Nội vụ; cá nhân hiến tặng tài liệu cho các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia; cá nhân có giúp đỡ, ủng hộ về tài chính hoặc vật chất cho sự phát triển của Bộ Nội vụ hoặc một trong các lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ.
Theo đó, điều kiện để được xét tặng kỷ niệm chương của Bộ Nội vụ sẽ tuân thủ theo quy định trên tại khoản 1 và khoản 2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?