Kinh phí hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội được lấy từ các nguồn nào?
- Cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội đang hoạt động mà gây ô nhiễm môi trường thì phải có trách nhiệm gì?
- Kinh phí hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội được lấy từ các nguồn nào?
- Cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường?
Cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội đang hoạt động mà gây ô nhiễm môi trường thì phải có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm đối với cơ sở đang hoạt động có gây ô nhiễm môi trường được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT như sau:
Yêu cầu về quy hoạch và công nghệ
1. Đối với cơ sở khi xây dựng mới hoặc mở rộng
a) Xây dựng, bố trí mặt bằng hạ tầng cơ sở bảo đảm không gây ra các tác động, ảnh hưởng từ khu vực phát sinh chất thải đến các khu vực khác. Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Xây dựng hệ thống xử lý chất thải có công suất phù hợp với quy mô của cơ sở;
c) Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phù hợp, bảo đảm chất thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
2. Đối với cơ sở đang hoạt động có gây ô nhiễm môi trường
Xây dựng phương án nâng cấp, xử lý, khắc phục chất thải gây ô nhiễm, bảo đảm vệ sinh môi trường của cơ sở; sử dụng công nghệ phù hợp để khắc phục ô nhiễm môi trường và đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
Như vậy, theo quy định, cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội đang hoạt động mà gây ô nhiễm môi trường thì phải:
(1) Xây dựng phương án nâng cấp, xử lý, khắc phục chất thải gây ô nhiễm, bảo đảm vệ sinh môi trường của cơ sở;
(2) Sử dụng công nghệ phù hợp để khắc phục ô nhiễm môi trường và đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
Cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội đang hoạt động mà gây ô nhiễm môi trường thì phải có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Kinh phí hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội được lấy từ các nguồn nào?
Kinh phí hoạt động bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT như sau:
Kinh phí hoạt động bảo vệ môi trường
Kinh phí hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường; kinh phí đầu tư thiết bị, hệ thống xử lý chất thải và vận hành được huy động từ các nguồn sau:
1. Ngân sách Nhà nước (vốn dầu tư phát triển; kinh phí sự nghiệp môi trường).
2. Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
3. Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
4. Từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, kinh phí hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội được huy động từ các nguồn sau:
(1) Ngân sách Nhà nước (vốn đầu tư phát triển; kinh phí sự nghiệp môi trường).
(2) Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
(3) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
(4) Từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường?
Trách nhiệm của cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội được quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT như sau:
Trách nhiệm của cơ sở
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Xây dựng bản cam kết, đăng ký bảo vệ môi trường và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong cơ sở.
3. Phòng ngừa, hạn chế và khắc phục các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của cơ sở.
4. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, học viên trong cơ sở.
5. Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.
7. Nộp phí bảo vệ môi trường và thực hiện các nghĩa vụ tài chính về môi trường.
8. Đăng ký quản lý chất thải nguy hại theo quy định.
9. Đào tạo ít nhất một (01) cán bộ có kiến thức cơ bản về môi trường để giúp lãnh đạo cơ sở trong công tác bảo vệ môi trường.
10. Tổ chức thực hiện các dự án về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong cơ sở.
Như vậy, theo quy định, trong việc bảo vệ môi trường, cơ sở chăm sóc đối tượng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội có các trách nhiệm sau đây:
(1) Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(2) Xây dựng bản cam kết, đăng ký bảo vệ môi trường và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong cơ sở.
(3) Phòng ngừa, hạn chế và khắc phục các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của cơ sở.
(4) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, học viên trong cơ sở.
(5) Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(6) Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.
(7) Nộp phí bảo vệ môi trường và thực hiện các nghĩa vụ tài chính về môi trường.
(8) Đăng ký quản lý chất thải nguy hại theo quy định.
(9) Đào tạo ít nhất một (01) cán bộ có kiến thức cơ bản về môi trường để giúp lãnh đạo cơ sở trong công tác bảo vệ môi trường.
(10) Tổ chức thực hiện các dự án về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?