Kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do ai đảm bảo? Tổ chức thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị?
Kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do ai đảm bảo?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị như sau:
Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị
1. Hình thức, tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về đường sắt, pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
2. Kinh phí quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do ngân sách nhà nước đảm bảo.
...
Theo đó, kinh phí quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do ai đảm bảo? Tổ chức thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về tổ chức thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị như sau:
- Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá bảo trì, khối lượng công việc cần thực hiện, kế hoạch quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị và các căn cứ khác (nếu có) theo quy định của pháp luật được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị có trách nhiệm lập dự toán chi ngân sách nhà nước về công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu tài sản đường sắt đô thị (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổng hợp, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
Trên cơ sở quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan, người có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao dự toán ngân sách nhà nước về công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị cho doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt được thực hiện việc đấu thầu, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật; việc đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; việc đặt hàng thực hiện theo quy định của Chính phủ về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.
- Việc sử dụng, quyết toán chi ngân sách nhà nước về công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
6 Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt là gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về 6 Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:
Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các nguyên tắc sau đây:
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ về hiện vật, giá trị; được tính hao mòn, khấu hao tài sản và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.
- Việc xử lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống đường sắt, quy hoạch phát triển đường sắt, không vi phạm nguyên tắc điều hành thống nhất, tập trung, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, hiệu quả. Trường hợp xử lý, khai thác một phần của từng tài sản thì phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với phần tài sản còn lại.
- Khi thực hiện giao quản lý, khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP, trường hợp tài sản có liên quan đến quốc phòng phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng; trường hợp tài sản có liên quan đến an ninh quốc gia phải có ý kiến của Bộ Công an; trường hợp tài sản không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý đường sắt, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt có trách nhiệm xác định tại hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản.
- Trường hợp thực hiện khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP mà làm ảnh hưởng đến các tài sản kết cấu hạ tầng khác có liên quan thì phải có ý kiến của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có liên quan đó và phải có giải pháp, xác định rõ trách nhiệm để khắc phục.
- Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo quy định; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Việc quản lý, sử dụng đối với đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan. Không thực hiện việc chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng đường sắt. Trường hợp thu hồi đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc thu hồi đất gắn với tài sản, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc xử lý đất, tài sản gắn liền với đất sau khi thu hồi thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; không thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
- Việc sử dụng quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?
- 10 Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh có lời giải và đáp án? Chính sách của Nhà nước?
- 10+ Lời chúc tiễn bạn đi du học? Gợi ý quà tặng tiễn bạn đi du học? 11 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất nhập cảnh?
- Đà Lạt sáp nhập với tỉnh nào? Sáp nhập Đà Lạt với tỉnh nào? Số lượng tỉnh xã sau sáp nhập theo Nghị quyết 60?
- Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp nào?