Kiểm tra viên hải quan là công chức loại mấy? Mức lương của Kiểm tra viên hải quan hiện nay là bao nhiêu?
Kiểm tra viên hải quan là công chức loại mấy?
Theo điểm c khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về xếp lương ngạch kiểm tra viên hải quan như sau:
Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
1. Các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ như sau:
...
c) Ngạch kế toán viên (mã số 06.031), kiểm tra viên thuế (mã số 06.038), kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051), kỹ thuật viên bảo quản (mã số 19.221) được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
...
Theo quy định nêu trên thì Kiểm tra viên hải quan được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Mức lương của Kiểm tra viên hải quan hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương của kiểm tra viên hải quan (công chức loại A1) sẽ được tính dựa vào căn cứ tại Bảng 2 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP).
Với mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương của kiểm tra viên hải quan (công chức loại A1) được tính như sau:
Hệ số lương | Công chức loại A1 | Mức lương từ ngày 01/7/2019 (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 2.34 | 3.486.600 |
Bậc 2 | 2.67 | 3.978.300 |
Bậc 3 | 3.00 | 4.470.000 |
Bậc 4 | 3.33 | 4.961.700 |
Bậc 5 | 3.66 | 5.453.400 |
Bậc 6 | 3.99 | 5.945.100 |
Bậc 7 | 4.32 | 6.436.800 |
Bậc 8 | 4.65 | 6.928.500 |
Bậc 9 | 4.98 | 7.420.200 |
Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:
Hệ số lương | Công chức loại A1 | Mức lương từ ngày 01/7/2023 (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 2.34 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2.67 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3.00 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3.33 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3.66 | 6.588.000 |
Bậc 6 | 3.99 | 7.182.000 |
Bậc 7 | 4.32 | 7.776.000 |
Bậc 8 | 4.65 | 8.370.000 |
Bậc 9 | 4.98 | 8.964.000 |
Kiểm tra viên hải quan là công chức loại mấy? Mức lương của Kiểm tra viên hải quan hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Kiểm tra viên hải quan có nhiệm vụ như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với ngạch công chức Kiểm tra viên hải quan cụ thể như sau:
Kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051)
1. Chức trách
Kiểm tra viên hải quan là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của ngành hải quan, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong các quy chế quản lý, trong các quy trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công của lãnh đạo.
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành khách, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật;
b) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để điều tra, thu thập, xử lý thông tin đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Đề xuất ý kiến với lãnh đạo giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực hiện quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác hải quan; nắm được chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, của ngành Tài chính;
b) Nắm chắc và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, chế độ, quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan và có khả năng nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
c) Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết cho công tác chuyên môn như: kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật được trang bị;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
...
Như vậy, kiểm tra viên hải quan có các nhiệm vụ gồm:
- Thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành khách, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật;
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để điều tra, thu thập, xử lý thông tin đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Đề xuất ý kiến với lãnh đạo giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực hiện quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?