Hồ sơ đề án sáp nhập xã, đổi tên xã bao gồm những gì? Chính phủ có quyền quyết định sáp nhập xã không?
Hồ sơ đề án sáp nhập xã, đổi tên xã bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
a) Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
b) Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
c) Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
...
Theo đó, hồ sơ đề án sáp nhập xã, đổi tên xã bao gồm:
(1) Tờ trình về việc sáp nhập đơn vị hành chính xã, đổi tên đơn vị hành chính xã
(2) Đề án về việc sáp nhập đơn vị hành chính xã, đổi tên đơn vị hành chính xã
(3) Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
(4) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sáp nhập đơn vị hành chính xã, đổi tên đơn vị hành chính xã.
Hồ sơ đề án sáp nhập xã, đổi tên xã bao gồm những gì? Chính phủ có quyền quyết định sáp nhập xã không? (Hình từ Internet)
Chính phủ có quyền quyết định sáp nhập xã không?
Căn cứ Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính như sau:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Theo đó, Chính phủ không có thẩm quyền quyết định sáp nhập xã. Quyền quyết định sáp nhập đơn vị hành chính xã thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phải thẩm tra đề án sáp nhập đơn vị hành chính xã, đổi tên đơn vị hành chính xã trước hay sau khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội?
Căn cứ khoản 5 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
...
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
5. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì phải thẩm tra đề án sáp nhập đơn vị hành chính xã, đổi tên đơn vị hành chính xã trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cung cấp nước sinh hoạt có phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hay không?
- Công văn 1136/CHQ-GSQL về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%?
- Gợi ý địa điểm đi chơi dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025? Đi đâu ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 Âm lịch?
- Đền Hùng cao bao nhiêu mét? Khu di tích Đền Hùng nằm ở đâu? Hình ảnh Đền Hùng - Phú Thọ mới nhất?
- Hướng dẫn Prompt tạo ảnh hộp đồ chơi chi tiết? Action figure trend tạo ảnh hộp đồ chơi? Đu action figure trend chuẩn Bộ quy tắc ứng xử?