Kiểm tra định kỳ trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết vào thời điểm nào? Nội dung kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết bao gồm những gì?

Tôi muốn hỏi kiểm tra định kỳ trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết vào thời điểm nào? Nội dung kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết bao gồm những gì? - Câu hỏi của anh Khải (Vĩnh Long)

Kiểm tra định kỳ trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết vào thời điểm nào?

tram-khi-tuong-tren-cao-va-ra-da-thoi-tiet

Kiểm tra định kỳ trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

1. Kiểm tra kỹ thuật là việc xem xét, đánh giá tình trạng hoạt động của máy móc, trang thiết bị, phương tiện đo, công trình trạm và việc chấp hành các quy định kỹ thuật về quan trắc khí tượng trên cao và ra đa thời tiết.

Theo Điều 4 Thông tư 43/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

Chế độ, thời điểm và thời hạn kiểm tra
1. Chế độ kiểm tra
a) Kiểm tra định kỳ các trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết tối thiểu một năm một lần;
b) Kiểm tra đột xuất được thực hiện khi xảy ra các trường hợp: nghi vấn về việc không quan trắc, bịa số liệu, không phát báo hoặc phát báo sai; máy móc, trang thiết bị có sự cố hoặc lắp đặt, sử dụng và sửa chữa sai quy cách; thực hiện các yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
2. Thời điểm kiểm tra định kỳ thực hiện trước mùa mưa bão.
3. Thời hạn kiểm tra định kỳ 1 trạm ít nhất 03 ngày làm việc.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì kiểm tra định kỳ các trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết tối thiểu một năm một lần và thời điểm kiểm tra định kỳ thực hiện trước mùa mưa bão.

Nội dung kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết bao gồm những gì?

Theo Điều 6 Thông tư 43/2017/TT-BTNMT quy định nội dung kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết bao gồm:

(1) Kiểm tra kỹ thuật trạm khí tượng trên cao

– Kiểm tra công trình trạm, bao gồm: hành lang kỹ thuật công trình trạm, các vật chuẩn xung quanh trạm; công trình đặt các loại máy móc, trang thiết bị, phương tiện đo; kho vật tư; vườn quan trắc và lều khí tượng; hệ thống điện, ăng ten, hệ thống chống sét.

– Kiểm tra máy móc, trang thiết bị, phương tiện đo, bao gồm: hệ thống thiết bị quan trắc gồm thiết bị thu, phát và xử lý số liệu, hệ thống điện, máy vi tính, máy in; hệ thống thiết bị phụ trợ; các loại tài liệu kỹ thuật và sổ sách.

– Kiểm tra công tác tổ chức về chuyên môn nghiệp vụ.

– Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn trạm và an toàn lao động, bao gồm: việc niêm yết và chấp hành nội quy, quy định, các biển báo; việc học tập nội quy theo quy định; khu vực chứa nhiên liệu; kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại bình chữa cháy; kiểm tra phương án phòng cháy, chữa cháy.

– Kiểm tra việc kiểm định, hiệu chuẩn và sử dụng vật tư kỹ thuật, bao gồm: việc chấp hành chế độ kiểm định, kiểm chuẩn, hiệu chuẩn và kiểm tra định kỳ máy, thiết bị; việc sử dụng và bảo quản vật tư kỹ thuật.

– Kiểm tra công tác điều chế khí hy-đrô và bơm bóng.

– Kiểm tra việc thực hiện ca quan trắc của quan trắc viên, bao gồm: các công việc chuẩn bị quan trắc; các công việc từ lúc bắt đầu đến kết thúc quan trắc; phát báo kết quả quan trắc; kiểm soát số liệu và lập các báo cáo, báo biểu; đánh giá, nhận xét.

– Kiểm tra việc thực hiện các kết luận của đoàn kiểm tra kỳ trước và các hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật.

(2) Nội dung kiểm tra kỹ thuật trạm ra đa thời tiết

– Kiểm tra công trình trạm: được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

– Kiểm tra máy, thiết bị, bao gồm: kiểm tra trang thiết bị; kiểm tra các thông số kỹ thuật của ra đa và thiết bị phụ trợ; kiểm tra việc thực hiện công tác bảo quản, bảo dưỡng định kỳ máy, thiết bị và công tác kiểm chuẩn; kiểm tra sự ổn định của hệ thống ăng ten, hệ thống thu - phát và hệ thống hiển thị.

– Kiểm tra công tác tổ chức về chuyên môn nghiệp vụ.

– Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn trạm, an toàn lao động: được thực hiện theo điểm d khoản 1 Điều này.

– Kiểm tra công tác quan trắc đối với quan trắc viên, bao gồm: công tác chuẩn bị quan trắc; công tác quan trắc và phát báo thông tin; công tác phân tích thông tin và cảnh báo thời tiết.

– Kiểm tra công tác chuẩn bị quan trắc phòng chống thiên tai, cụ thể: phương án, kế hoạch; vật tư, thiết bị dự phòng.

– Kiểm tra việc thực hiện các kết luận của đoàn kiểm tra kỳ trước và các hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật.

Thủ tục thực hiện kiểm tra định kỳ trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết được quy định ra sao?

Theo Điều 5 Thông tư 43/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

Trình tự kiểm tra
Đoàn kiểm tra tiến hành theo trình tự sau:
1. Đối với kiểm tra định kỳ:
a) Công bố quyết định kiểm tra và thông qua chương trình kiểm tra với lãnh đạo đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp của các trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết;
b) Lãnh đạo đơn vị quản lý trực tiếp trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết báo cáo tình hình hoạt động của trạm và cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Thực hiện kiểm tra, xác minh theo nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này;
d) Lập biên bản kiểm tra kỹ thuật.
….

Theo đó, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết theo trình tự sau:

Bước 1. Công bố quyết định kiểm tra và thông qua chương trình kiểm tra với lãnh đạo đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp của các trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết;

Bước 2. Lãnh đạo đơn vị quản lý trực tiếp trạm khí tượng trên cao và ra đa thời tiết báo cáo tình hình hoạt động của trạm và cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;

Bước 3. Thực hiện kiểm tra, xác minh theo nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này;

Bước 4. Lập biên bản kiểm tra kỹ thuật.

Ngoài ra, theo Điều 7 Thông tư 43/2017/TT-BTNMT quy định Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra phải bảo đảm các yêu cầu sau:

– Ghi đầy đủ, chính xác, trung thực kết quả các nội dung kiểm tra;

– Ý kiến của Trưởng trạm hoặc người đại diện cho trạm bị kiểm tra.

– Phải có chữ ký của các bên liên quan đến việc kiểm tra.

Biên bản kiểm tra tại trạm được lập chi tiết theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 43/2017/TT-BTNMT.

Khí tượng thủy văn Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khí tượng thủy văn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời gian ban hành bản tin dự báo bão mới nhất là khi nào? Nội dung tin dự báo bão gồm những gì?
Pháp luật
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn là đơn vị dự toán cấp mấy? Nhiệm vụ của Trung tâm là gì?
Pháp luật
Đài Khí tượng cao không là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ của Đài Khí tượng cao không là gì?
Pháp luật
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ là đơn vị dự toán cấp mấy? Có bao nhiêu đơn vị hạch toán phụ thuộc?
Pháp luật
Các bước trong quy trình kỹ thuật dự báo và cảnh báo triều cường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo không khí lạnh và rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Xâm nhập mặn được dự báo, cảnh cáo theo quy trình kỹ thuật thế nào? Nội dung dự báo, cảnh cáo gồm những gì?
Pháp luật
Việc dự báo, cảnh báo nắng nóng được thực hiện theo quy trình thế nào? Nội dung dự báo, cảnh báo nắng nóng gồm những gì?
Pháp luật
Việc cảnh báo sương mù được thực hiện theo quy trình kỹ thuật như thế nào? Nội dung dự báo, cảnh báo sương mù gồm những gì?
Pháp luật
Nội dung, quy trình dự báo, cảnh báo hạn hán và sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khí tượng thủy văn
531 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khí tượng thủy văn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào