Khí tượng là gì? Về nguyên tắc, hệ thống thu nhận, truyền phát thông tin khí tượng thủy văn phải bảo đảm điều gì?
Khí tượng là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khí tượng thủy văn là cụm từ chỉ chung khí tượng, thủy văn và hải văn.
2. Khí tượng là trạng thái của khí quyển, quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển.
3. Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, suối, kênh, rạch, hồ.
4. Hải văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước biển.
5. Quan trắc khí tượng thủy văn là việc quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số biểu hiện trạng thái, hiện tượng, quá trình diễn biến của khí quyển, nước sông, suối, kênh, rạch, hồ và nước biển.
6. Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng các yếu tố và hiện tượng khí tượng.
7. Dự báo khí tượng thủy văn là đưa ra thông tin, dữ liệu về trạng thái, quá trình diễn biến và hiện tượng khí tượng thủy văn trong tương lai ở một khu vực, vị trí với khoảng thời gian xác định.
8. Cảnh báo khí tượng thủy văn là đưa ra thông tin, dữ liệu về nguy cơ xảy ra các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, bất thường có thể ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường.
...
Theo đó, khí tượng là trạng thái của khí quyển, quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển.
Lưu ý:
- Khí tượng thủy văn là cụm từ chỉ chung khí tượng, thủy văn và hải văn, trong đó:
+ Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, suối, kênh, rạch, hồ.
+ Hải văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước biển.
Khí tượng là gì? Về nguyên tắc, hệ thống thu nhận, truyền phát thông tin khí tượng thủy văn phải bảo đảm điều gì? (Hình từ Internet)
Về nguyên tắc, hệ thống thu nhận, truyền phát thông tin khí tượng thủy văn phải bảo đảm điều gì?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Nguyên tắc hoạt động khí tượng thủy văn
1. Hoạt động khí tượng thủy văn phục vụ chung cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia và phòng, chống thiên tai do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Hoạt động khí tượng thủy văn được quản lý tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước.
3. Quan trắc khí tượng thủy văn phải bảo đảm chính xác, liên tục, thống nhất, kết quả quan trắc liên kết được trong phạm vi quốc gia và với quốc tế.
4. Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải bảo đảm đủ độ tin cậy; thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ.
5. Hệ thống thu nhận, truyền phát thông tin khí tượng thủy văn phải được bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục, có tốc độ cao, diện bao phủ rộng.
Theo đó, về nguyên tắc, hệ thống thu nhận, truyền phát thông tin khí tượng thủy văn phải được bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục, có tốc độ cao, diện bao phủ rộng.
Ngoài ra, hoạt động khí tượng thủy văn còn phải bảo đảm những nguyên tắc sau đây:
- Hoạt động khí tượng thủy văn phục vụ chung cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia và phòng, chống thiên tai do ngân sách nhà nước bảo đảm.
- Hoạt động khí tượng thủy văn được quản lý tập trung, thống nhất trong phạm vi cả nước.
- Quan trắc khí tượng thủy văn phải bảo đảm chính xác, liên tục, thống nhất, kết quả quan trắc liên kết được trong phạm vi quốc gia và với quốc tế.
- Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải bảo đảm đủ độ tin cậy; thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ.
Truyền thông về hoạt động khí tượng thủy văn được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Luật Khí tượng thủy văn 2015, truyền thông về hoạt động khí tượng thủy văn được quy định như sau:
(1) Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan báo chí có trách nhiệm:
- Tổ chức truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thông tin về biến đổi khí hậu theo quy định của Luật Khí tượng thủy văn 2015 và pháp luật về báo chí;
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình, bản tin để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về khí tượng thủy văn và khai thác hiệu quả tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thông tin về biến đổi khí hậu.
(2) Đài phát thanh, truyền hình địa phương có trách nhiệm:
- Tổ chức truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn do hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành và thông tin về biến đổi khí hậu phục vụ phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức về khí tượng thủy văn ở địa phương, các đơn vị có liên quan xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về khí tượng thủy văn và khai thác hiệu quả tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thông tin về biến đổi khí hậu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ đối với đất trồng lúa còn lại xác định như thế nào? Do ai công bố?
- Hải văn là gì? Các loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn có bao gồm bản tin dự báo về hải văn?
- Mẫu phiếu ý kiến tư vấn của thành viên Hội đồng nghệ thuật là mẫu nào? Hội đồng nghệ thuật làm việc theo nguyên tắc nào?
- Lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì? Công chức viên chức sử dụng lễ phục ngành Kiểm sát nhân dân khi nào?
- Khí tượng là gì? Về nguyên tắc, hệ thống thu nhận, truyền phát thông tin khí tượng thủy văn phải bảo đảm điều gì?