Kiểm toán Nhà nước chỉ được thực hiện việc niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán khi nào?
Kiểm toán Nhà nước chỉ được thực hiện việc niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán khi nào?
Việc niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN như sau:
Nguyên tắc thực hiện việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản
1. Chỉ niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của tổ chức, cá nhân khi có quyết định của người có thẩm quyền.
2. Niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và các quy định cụ thể của Quy định này.
3. Không cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Thông tin liên quan đến niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản phải được giữ bí mật, không tiết lộ cho đơn vị được kiểm toán, tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi thực hiện.
Như vậy, theo quy định, Kiểm toán Nhà nước chỉ được thực hiện việc niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán khi có quyết định của người có thẩm quyền.
Kiểm toán Nhà nước chỉ được thực hiện việc niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán khi nào? (Hình từ Internet)
Tài liệu của đơn vị được kiểm toán bị niêm phong trong những trường hợp nào?
Các trường hợp niêm phong tài liệu được quy định tại Điều 6 Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN như sau:
Các trường hợp niêm phong tài liệu
Tài liệu của đơn vị được kiểm toán bị niêm phong trong các trường hợp sau:
1. Khi xét thấy có hành vi vi phạm pháp luật và cần bảo đảm nguyên trạng tài liệu kiểm toán.
2. Khi cần thiết phải ngăn chặn kịp thời các hành vi sửa đổi, chuyển dời, cất giấu, huỷ hoại tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán của đơn vị được kiểm toán.
Như vậy, theo quy định, tài liệu của đơn vị được kiểm toán có thể bị niêm phong trong các trường hợp sau:
(1) Khi xét thấy có hành vi vi phạm pháp luật và cần bảo đảm nguyên trạng tài liệu kiểm toán.
(2) Khi cần thiết phải ngăn chặn kịp thời các hành vi sửa đổi, chuyển dời, cất giấu, huỷ hoại tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán của đơn vị được kiểm toán.
Trình tự, thủ tục đề nghị niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán được thực hiện thế nào?
Trình tự, thủ tục đề nghị niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán được quy định tại Điều 8 Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN như sau:
Trình tự, thủ tục đề nghị niêm phong tài liệu
1. Khi phát hiện trường hợp cần niêm phong tài liệu tại Điều 6 của Quy định này, thành viên Tổ kiểm toán báo cáo Tổ trưởng Tổ kiểm toán để Tổ trưởng Tổ kiểm toán xem xét, nếu thấy cần thiết phải niêm phong tài liệu Tổ trưởng Tổ kiểm toán đề nghị bằng văn bản với Trưởng Đoàn kiểm toán ngay trong ngày nhận được yêu cầu niêm phong tài liệu; trường hợp Tổ trưởng Tổ kiểm toán xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp niêm phong tài liệu phải trả lời cho thành viên đó biết và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn một ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán phải quyết định niêm phong tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy định này hoặc đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định niêm phong tài liệu. Trường hợp Trưởng Đoàn kiểm toán không nhất trí với đề nghị niêm phong tài liệu của Tổ trưởng Tổ kiểm toán phải trả lời bằng văn bản cho Tổ trưởng Tổ kiểm toán biết và phải nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn hai ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định việc niêm phong tài liệu; trường hợp không niêm phong tài liệu thì phải trả lời bằng văn bản cho Trưởng Đoàn kiểm toán biết và phải nêu rõ lý do.
Như vậy, trình tự, thủ tục đề nghị niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán được thực hiện như sau:
(1) Khi phát hiện trường hợp cần niêm phong tài liệu, thành viên Tổ kiểm toán báo cáo Tổ trưởng Tổ kiểm toán để Tổ trưởng Tổ kiểm toán xem xét;
Nếu thấy cần thiết phải niêm phong tài liệu, Tổ trưởng Tổ kiểm toán đề nghị với Trưởng Đoàn kiểm toán ngay trong ngày nhận được yêu cầu niêm phong tài liệu;
Trường hợp Tổ trưởng Tổ kiểm toán xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp niêm phong tài liệu phải trả lời cho thành viên đó biết và nêu rõ lý do.
(2) Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán phải quyết định niêm phong tài liệu hoặc đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định niêm phong tài liệu.
Trường hợp Trưởng Đoàn kiểm toán không nhất trí với đề nghị niêm phong tài liệu của Tổ trưởng Tổ kiểm toán phải trả lời bằng văn bản cho Tổ trưởng Tổ kiểm toán biết và phải nêu rõ lý do.
(3) Trong thời hạn hai ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định việc niêm phong tài liệu;
Trường hợp không niêm phong tài liệu thì phải trả lời bằng văn bản cho Trưởng Đoàn kiểm toán biết và phải nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?