Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam hiện nay theo Thông tư 43? Tải về file word? File PDF?
- Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam hiện nay theo Thông tư 43? Tải về file word? File PDF?
- Lượng dùng khuyến cáo hằng ngày cho người Việt Nam có phải là nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam không?
- Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào trong an toàn thực phẩm theo Nghị định 42?
Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam hiện nay theo Thông tư 43? Tải về file word? File PDF?
Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam hiện nay là bảng tại Phụ lục số 01 được ban hành kèm theo Thông tư 43/2014/TT-BYT có quy định:
Theo đó, tải về Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam hiện nay tại đây.
Tải về Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam File Word
Tải về Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam File PDF
Tải về Ngưỡng dung nạp tối đa File Word
Tải về Ngưỡng dung nạp tối đa File PDF
Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam hiện nay theo Thông tư 43? Tải về file word? File PDF? (Hình từ Internet)
Lượng dùng khuyến cáo hằng ngày cho người Việt Nam có phải là nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Thông tư 43/2014/TT-BYT bị bãi bỏ bởi điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư 17/2023/TT-BYT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.
6. Lượng dùng khuyến cáo hằng ngày cho người Việt Nam (RNI - Recommended Nutrition Intakes) là nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam do Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) công bố.
Theo đó, lượng dùng khuyến cáo hằng ngày cho người Việt Nam (RNI - Recommended Nutrition Intakes) là nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam do Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) công bố.
Lưu ý: Theo quy định trên thì các khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 tại Điều 2 Thông tư 43/2014/TT-BYT đã bị bãi bỏ.
Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào trong an toàn thực phẩm theo Nghị định 42?
Căn cứ theo khoản 13 Điều 2 Nghị định 42/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về an toàn thực phẩm được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể bao gồm:
(1) Chủ trì, xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm và các sản phẩm thực phẩm được phân công quản lý; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm theo đề nghị của các bộ quản lý chuyên ngành; ban hành danh mục các chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến được sử dụng trong thực phẩm;
(2) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh thực phẩm và các sản phẩm thực phẩm được phân công quản lý, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố;
(3) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ;
(4) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng hệ thống cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm; quy định cụ thể việc khai báo sự cố về an toàn thực phẩm; tổ chức thực hiện việc giám sát, phân tích nguy cơ, phòng ngừa, điều tra và phối hợp ngăn chặn ngộ độc thực phẩm, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
(5) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm được phân công quản lý;
(6) Tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ, cấp, thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố đối với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm được phân công quản lý; cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo và giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; cấp giấy chứng nhận y tế và các giấy chứng nhận khác đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
(7) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các sản phẩm thực phẩm được phân công quản lý; cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo quy định của pháp luật;
(8) Chỉ định, chỉ định lại, đình chỉ, thu hồi quyết định chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng thuộc phạm vi được phân công quản lý;
(9) Chỉ định/giao nhiệm vụ, đình chỉ, thu hồi quyết định chỉ định/giao nhiệm vụ cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
(10) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
(11) Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở giám sát và tổng hợp báo cáo của các bộ quản lý ngành, địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam? 19 Nhiệm vụ và quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam?
- Bộ Dân tộc và Tôn giáo là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?
- 10 Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh có lời giải và đáp án? Chính sách của Nhà nước?
- 10+ Lời chúc tiễn bạn đi du học? Gợi ý quà tặng tiễn bạn đi du học? 11 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất nhập cảnh?