Kiểm soát viên có được hưởng phúc lợi như các nhân viên khác tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam không?
Kiểm soát viên có được hưởng phúc lợi như các nhân viên khác tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 8 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2046/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013, có quy định về tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên như sau:
Tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao và lợi ích khác theo kết quả hoạt động kiểm soát, kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.
2. Bộ quyết định mức lương và chi trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên và Kiểm soát viên phụ trách chung căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quy định của pháp luật.
3. Chế độ chi trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
4. Kiểm soát viên chuyên trách được hưởng chế độ ưu đãi, phúc lợi và tham gia các hoạt động của Tổng công ty như cán bộ, nhân viên khác tại Tổng công ty.
Như vậy, theo quy định trên thì Kiểm soát viên được hưởng phúc lợi tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam như cán bộ, nhân viên khác tại Tổng công ty.
Kiểm soát viên có được hưởng phúc lợi như các nhân viên khác tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2046/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013, có quy định về nghĩa vụ của Kiểm soát viên như sau:
Nghĩa vụ của Kiểm soát viên
1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ Tổng công ty và các quy định của Bộ trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của Tổng công ty và Bộ.
3. Trung thành với lợi ích của Tổng công ty và Bộ. Quản lý và bảo mật thông tin theo quy định của Bộ và quy định của Tổng công ty. Không lợi dụng quyền hạn được giao để gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Tổng công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của Tổng công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Phải thường xuyên nắm bắt tình hình, thu thập thông tin và thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho Bộ về các doanh nghiệp mà Kiểm soát viên và người có liên quan của Kiểm soát viên làm chủ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của Tổng công ty.
5. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh, vấn đề tài chính của Tổng công ty và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
6. Chủ động báo cáo và khuyến nghị kịp thời tới Bộ về những hoạt động bất thường của Tổng công ty, trái với pháp luật và các quy định của Bộ; chịu trách nhiệm trước Bộ và trước pháp luật về các hành vi cố ý bỏ qua hoặc bao che cho các vi phạm.
7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Quy chế này, các quy định pháp luật liên quan và Điều lệ Tổng công ty.
Như vậy, thì Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam có các nghĩa vụ được quy định như trên.
Kiểm soát viên xin ý kiến đối với các vấn đề phát sinh đột xuất có tính cấp bách thì Bộ phải trả lời trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 9 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2046/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013, có quy định về mối quan hệ giữa Kiểm soát viên và Bộ như sau:
Mối quan hệ giữa Kiểm soát viên và Bộ.
1. Trách nhiệm của Bộ:
a) Ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên; sửa đổi, bổ sung Quy chế;
b) Giám sát, đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động của Kiểm soát viên trên cơ sở chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên đã được Bộ phê duyệt; đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên theo Quy chế này; Quý I hàng năm phê duyệt Chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên;
c) Thông báo đầy đủ cho Kiểm soát viên quyết định của Bộ liên quan đến các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy chế này và các quyết định khác liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên tại Tổng công ty;
d) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các báo cáo của Kiểm soát viên, Bộ phải trả lời Kiểm soát viên bằng văn bản về những đề nghị của Kiểm soát viên. Trường hợp Kiểm soát viên xin ý kiến đối với các vấn đề phát sinh đột xuất, có tính cấp bách thì Bộ phải trả lời, chỉ đạo bằng văn bản trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc;
…
Như vậy, theo quy định trên thì Kiểm soát viên xin ý kiến đối với các vấn đề phát sinh đột xuất có tính cấp bách thì Bộ phải trả lời, chỉ đạo bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?