Cơ quan nào phải thực hiện việc treo cờ rủ khi diễn ra Lễ Quốc tang? Các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức ra sao?
Cơ quan nào phải thực hiện việc treo cờ rủ khi diễn ra Lễ Quốc tang? Các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức ra sao?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về thời gian, nghi thức để tang như sau:
Thời gian, nghi thức để tang
Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 02 (hai) ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
Theo đó, các cơ quan phải thực hiện việc treo cờ rủ khi diễn ra Lễ Quốc tang bao gồm: cơ quan trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ.
Bên cạnh đó, trong thời gian diễn ra Quốc tang cụ thể là trong 2 ngày, không được tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
Ngoài ra, việc treo cờ rủ phải đảm bảo dải băng tang có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay.
Như vậy, cơ quan trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài là những cơ quan phải thực hiện việc treo cờ rủ khi diễn ra Quốc tang. Và thời gian diễn ra Quốc tang không được tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
Cơ quan nào phải thực hiện việc treo cờ rủ khi diễn ra Lễ Quốc tang? Các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức ra sao? (hình từ Internet)
Chương trình Lễ truy điệu trong Lễ Quốc tang bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về Lễ truy điệu như sau:
Lễ truy điệu
1. Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
2. Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu
a) Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
b) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
c) Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
3. Chương trình Lễ truy điệu
a) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;
b) Quân nhạc cử Quốc ca;
c) Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;
d) Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;
đ) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.
4. Cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.
Theo đó, chương trình Lễ truy điệu trong Lễ Quốc tang bao gồm những nội dung như sau:
(1) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;
(2) Quân nhạc cử Quốc ca;
(3) Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;
(4) Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;
(5) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.
Ngoài ra, cùng thời điểm diễn ra Lễ truy điệu ở nhà tang lễ quốc gia, lãnh đạo địa phương tại quê hương hoặc tại nơi sinh của người từ trần sẽ tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.
Lực lượng phục vụ Lễ truy điệu trong Lễ Quốc tang bao gồm những lực lượng nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về lực lượng phục vụ Lễ tang như sau:
Lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ tang
1. Lực lượng phục vụ Lễ tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị, gồm;
a) Lực lượng phục vụ Lễ viếng: có 04 (bốn) sĩ quan túc trực cách linh cữu 1,5 m; 06 (sáu) chiến sĩ giữ súng CKC có lưỡi lê túc trực đứng bên ngoài cách sĩ quan túc trực 0,7 m; 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng trước cửa nhà tang lễ; lực lượng khiêng hoa; sĩ quan dẫn viếng; lực lượng quân nhạc phục vụ Lễ viếng;
b) Lực lượng phục vụ Lễ truy điệu: có 04 (bốn) sĩ quan túc trực bốn góc cách linh cữu 1,5 m; 06 (sáu) chiến sĩ giữ súng CKC túc trực đứng bên ngoài cách sĩ quan túc trực 0,7 m; 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng trước cửa nhà tang lễ; 01 tổ Quốc kỳ; 01 tổ Quân kỳ; lực lượng danh dự ba Quân chủng (127 cán bộ, chiến sĩ), quân nhạc phục vụ Lễ truy điệu;
c) Lực lượng phục vụ Lễ đưa tang: 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương, 01 (một) sĩ quan quấn cờ; đội công tác gồm 01 sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ khiêng linh cữu; 07 (bảy) chiến sĩ chuẩn bị xe tang; lục lượng danh dự ba Quân chủng;
d) Lực lượng phục vụ Lễ an táng: 27 (hai mươi bảy) chiến sĩ làm nhiệm vụ tiêu binh tại cổng nghĩa trang; lực lượng mộ giả 13 (mười ba) chiến sĩ, lực lượng danh dự ba Quân chủng, lực lượng quân nhạc phục vụ Lễ an táng.
...
Theo đó, lực lượng phục vụ Lễ truy điệu trong Lễ Quốc tang bao gồm: Lực lượng sĩ quan, chiến sĩ giữ súng CKC, chiến sĩ tiêu binh, tổ Quốc kỳ, tổ Quân kỳ, lực lượng danh dự ba Quân chủng, quân nhạc phục vụ Lễ truy điệu.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ban quản trị chung cư ký hợp đồng 3 năm với đơn vị quản lý vận hành khi nhiệm kỳ còn 6 tháng được không?
- Tính cạnh tranh có phải là tiêu chí để sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển không?
- Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam được hiểu như thế nào? Thẩm quyền kiểm tra ra sao? Trách nhiệm gồm những gì?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về cảnh vật quê hương hay nhất? Dàn ý chi tiết thế nào?
- Xe tải nội bộ công ty có cần đổi từ biển số xe nền màu trắng sang biển số xe nền màu vàng hay không?