Khu vực lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phải đảm bảo yêu cầu gì? Người thu gom bao gói thuốc này có những trách nhiệm nào?

Tôi có câu hỏi là khu vực lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phải đảm bảo yêu cầu gì? Người thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng có những trách nhiệm nào? Câu hỏi của anh Quang Dũng đến từ Bình Dương.

Khu vực lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phải đảm bảo yêu cầu gì?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, có quy định về thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng như sau:

Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng
4. Khu vực lưu chứa phải đảm bảo yêu cầu sau:
a) Bố trí tại địa Điểm xa khu dân cư, nguồn nước, chợ, bệnh viện, trường học và đảm bảo các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường. Khu vực lưu chứa phải kín, không bị khuyếch tán mùi ra bên ngoài, có độ cao nền đảm bảo không bị ngập lụt, thiết kế tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu chứa bằng vật liệu không cháy, có biện pháp hoặc thiết kế hạn chế gió trực tiếp vào bên trong, có rãnh thu chất lỏng về một hố ga thấp hơn sàn để
đảm bảo không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi vệ sinh, chữa cháy hoặc sự cố rò rỉ. Mặt sàn, hố ga trong khu vực lưu chứa được làm bằng vật liệu chống thấm;
b) Bên ngoài khu vực lưu chứa có ghi dòng chữ “Khu vực lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng (tên địa phương)” và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo;
c) Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại khu vực lưu chứa được đóng gói cẩn thận trong bao bì chuyên dụng có khả năng chịu được va chạm, chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với thuốc bảo vệ thực vật chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, rò rỉ; phải được xếp cách tường bao quanh của khu vực lưu chứa ít nhất 50 cm, không cao quá 300 cm, có lối đi chính thẳng hàng và rộng ít nhất 150 cm;
d) Đảm bảo không để rơi v i, phát tán bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong quá trình tập kết từ các bể chứa đến khu vực lưu chứa.

Như vậy, theo quy định trên thì khu vực lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phải đảm bảo yêu cầu sau:

- Bố trí tại địa Điểm xa khu dân cư, nguồn nước, chợ, bệnh viện, trường học và đảm bảo các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường.

Khu vực lưu chứa phải kín, không bị khuyếch tán mùi ra bên ngoài, có độ cao nền đảm bảo không bị ngập lụt, thiết kế tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu chứa bằng vật liệu không cháy, có biện pháp hoặc thiết kế hạn chế gió trực tiếp vào bên trong, có rãnh thu chất lỏng về một hố ga thấp hơn sàn để đảm bảo không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi vệ sinh, chữa cháy hoặc sự cố rò rỉ.

Mặt sàn, hố ga trong khu vực lưu chứa được làm bằng vật liệu chống thấm;

- Bên ngoài khu vực lưu chứa có ghi dòng chữ “Khu vực lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng (tên địa phương)” và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo;

- Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại khu vực lưu chứa được đóng gói cẩn thận trong bao bì chuyên dụng có khả năng chịu được va chạm, chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với thuốc bảo vệ thực vật chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, rò rỉ;

Đồng thời, phải được xếp cách tường bao quanh của khu vực lưu chứa ít nhất 50 cm, không cao quá 300 cm, có lối đi chính thẳng hàng và rộng ít nhất 150 cm;

- Đảm bảo không để rơi vãi, phát tán bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong quá trình tập kết từ các bể chứa đến khu vực lưu chứa.

bao gói thuốc bảo vệ thực vật

Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng (Hình từ Internet)

Người thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng có những trách nhiệm nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, có quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật
1. Người thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng có trách nhiệm:
a) Thực hiện các biện pháp an toàn lao động trong quá trình thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
b) Trang bị bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, ủng cao su và các phương tiện, vật tư cần thiết khác phục vụ việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
c) Ký hợp đồng và được trả công theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động trong việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Như vậy, theo quy định trên thì người thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng có những trách nhiệm sau:

- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động trong quá trình thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;

- Trang bị bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, ủng cao su và các phương tiện, vật tư cần thiết khác phục vụ việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;

- Ký hợp đồng và được trả công theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động trong việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gì đối với bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
a) Tổ chức, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn; quản lý việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn;
b) Quản lý hoạt động chuyển giao bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng của Ủy ban nhân dân cấp x với đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp theo quy định về quản lý chất thải nguy hại để vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
c) Kiểm tra, hướng dẫn việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định của pháp luật;
d) Hàng năm, tổng hợp tình hình phát sinh, thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo đó, đối với bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có các trách nhiệm sau:

- Tổ chức, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn; quản lý việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn;

- Quản lý hoạt động chuyển giao bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng của Ủy ban nhân dân cấp x với đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp theo quy định về quản lý chất thải nguy hại để vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;

- Kiểm tra, hướng dẫn việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định của pháp luật;

- Hàng năm, tổng hợp tình hình phát sinh, thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thuốc bảo vệ thực vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuốc bảo vệ thực vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật phải được thu hồi trong các trường hợp nào? Có những biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi nào?
Pháp luật
Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thuốc thú y thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật được sáng chế ở nước ngoài thì có được phép đăng ký ở Việt Nam hay không?
Pháp luật
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật bị sửa chữa nội dung thì có thu hồi Giấy chứng nhận không?
Pháp luật
Cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam không?
Pháp luật
Có phải loại thuốc bảo vệ thực vật nào mà chủ thực vật cho là an toàn đều được sử dụng cho thực vật không?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có quyền nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất hay không?
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật có phải mặt hàng được bình ổn giá không? Thực hiện không đúng những biện pháp bình ổn giá bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Chủ cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có cần chứng chỉ hành nghề? Diện tích căn nhà 15m2 có đủ điều kiện mở cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật?
Pháp luật
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm tại Việt Nam từ 16/01/2023? Bán thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc bảo vệ thực vật
686 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc bảo vệ thực vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc bảo vệ thực vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào