Khu vực có quy hoạch phân khu thì có cần làm lập, trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án không?
Quy hoạch phân khu là gì? Quy hoạch chi tiết nhằm mục đích gì?
Quy hoạch phân khu được định nghĩa tại khoản 8 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung.
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 thì:
Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 thì:
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Khu vực có quy hoạch phân khu thì có cần làm lập, trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án không? (Hình từ Internet)
Khu vực có quy hoạch phân khu thì có cần làm lập, trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án không?
Căn cứ tại khoản 2, 3 Điều 14 Nghị định 37/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 35/2023/NĐ-CP về nguyên tắc lập quy hoạch đô thị:
Nguyên tắc lập quy hoạch đô thị
...
2. Các khu vực trong thành phố, thị xã phải được lập quy hoạch phân khu để cụ thể hóa quy hoạch chung, làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng và lập quy hoạch chi tiết.
3. Các khu vực trong phạm vi phát triển đô thị thuộc đối tượng phải lập quy hoạch chi tiết khi thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị thì phải lập quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu (đối với trường hợp quy định phải lập quy hoạch phân khu), làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và triển khai các công việc khác theo quy định của pháp luật liên quan. Đối với các lô đất có quy mô nhỏ quy định tại khoản 4 Điều này thì được lập quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn (gọi là quy trình lập quy hoạch tổng mặt bằng) theo quy định từ khoản 4a đến khoản 4d Điều này.
...
Đồng thời, căn cứ tại Điều 18 Luật Quy hoạch đô thị 2009 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 29 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 về các loại quy hoạch đô thị:
Các loại quy hoạch đô thị
1. Quy hoạch đô thị gồm các loại sau đây:
a) Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới.
Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương cụ thể hóa quy hoạch tỉnh được lập ở thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho thành phố trực thuộc trung ương;
b) Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới;
c) Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng.
2. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đối với thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
3. Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
Như vậy, nếu trong trường hợp dự án thuộc các khu vực trong phạm vi phát triển đô thị thuộc đối tượng phải lập quy hoạch chi tiết khi thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị thì phải lập quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu (đối với trường hợp quy định phải lập quy hoạch phân khu), làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và triển khai các công việc khác theo quy định của pháp luật liên quan.
Trong đó, theo quy định tại khoản 2, 4 Điều 30 Luật Quy hoạch đô thị 2009 thì:
- Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500.
- Đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng.
Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết bao gồm những vấn đề gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Quy hoạch đô thị 2009 về đồ án quy hoạch chi tiết:
Theo đó, nội dung đồ án quy hoạch chi tiết bao gồm:
- Việc xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho toàn khu vực quy hoạch;
- Bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng;
- Chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất;
- Bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất;
- Đánh giá môi trường chiến lược.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?