Khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tính từ đâu? Biển báo trong khu vực biên giới biển được quy định ra sao?
Khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tính từ đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 71/2015/NĐ-CP quy định khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là khu vực biên giới biển) tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây viết chung là cấp xã) giáp biển và đảo, quần đảo.
Theo đó, khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là khu vực biên giới biển) được tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây viết chung là cấp xã) giáp biển và đảo, quần đảo.
Khu vực biên giới biển (Hình từ Internet)
Có được nghiên cứu khai thác khu vực biên giới biển khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam không?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 71/2015/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới biển như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới biển
1. Xây dựng, lắp đặt trái phép các công trình, thiết bị hoặc có hành vi gây tổn hại đến sự an toàn của công trình biên giới.
2. Thải, nhấn chìm hay chôn lấp các loại chất độc hại, chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường; bắn, phóng, thả các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khỏe của con người, môi trường, an toàn xã hội.
3. Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
4. Tổ chức, chứa chấp, dẫn đường, chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trái phép.
5. Luyện tập, diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
6. Bay vào vùng cấm bay; bắn, phóng, thả các phương tiện bay có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, an toàn hàng không; hạ xuống các tàu thuyền, vật thể trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh vật, ghi hình, thu phát vô tuyến điện ở khu vực hạn chế hoạt động, vùng cấm.
8. Khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật, cổ vật khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
9. Mua bán, trao đổi, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma túy, hàng hóa, vật phẩm cấm lưu hành, kim khí quý, đá quý, ngoại hối; đưa người, hàng hóa lên tàu thuyền hoặc từ tàu thuyền xuống trái phép.
10. Phương tiện đường thủy neo, trú đậu không đúng nơi quy định hoặc làm cản trở giao thông hàng hải, đường thủy nội địa trong khu vực biên giới biển nếu nơi đó quy định về neo, trú đậu.
Theo đó, không được nghiên cứu khai thác khu vực biên giới biển khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam vì hành vi nêu trên là hành vi bị nghiêm cấm.
Biển báo trong khu vực biên giới biển được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 71/2015/NĐ-CP quy định biển báo trong khu vực biên giới biển như sau:
Biển báo trong khu vực biên giới biển
Trong khu vực biên giới biển có các loại biển báo theo quy định của pháp luật; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định mẫu biển báo trong khu vực biên giới biển và thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển vị trí cắm biển báo.
Đồng thời, theo Điều 4 Thông tư 162/2016/TT-BQP quy định mẫu biển bảo và vị trí cắm trên khu vực biên giới biển như sau:
Mẫu biển báo và vị trí cắm
1. Biển báo “khu vực biên giới biển”, “vùng cấm”, “khu vực hạn chế hoạt động” trên đất liền làm theo mẫu thống nhất bằng tôn, dày 1,5mm; cột biển bằng kim loại, đường kính 100mm, dày 02mm; mặt biển, chữ trên biển báo sơn phản quang; nền biển sơn mầu xanh đen, chữ trên biển sơn mầu trắng; cột biển sơn phản quang, mầu trắng, đỏ; chữ trên biển báo ghi thành 2 dòng; dòng thứ nhất chữ bằng tiếng Việt Nam; dòng thứ hai chữ bằng tiếng Anh. Kích thước biển báo, chữ viết trên biển báo thực hiện theo các Mẫu số 01, 02, 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Vị trí cắm biển báo “khu vực biên giới biển”: Cắm ở ranh giới tiếp giáp giữa xã, phường, thị trấn ven biển với xã, phường, thị trấn nội địa; ở những nơi dễ nhận biết, cạnh bên phải trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường sông) vào khu vực biên giới biển.
3. Căn cứ địa hình, tính chất từng vùng cấm, biển báo “vùng cấm”, “khu vực hạn chế hoạt động” trong khu vực biên giới biển được cắm ở nơi phù hợp, dễ nhận biết.
Theo đó, trong khu vực biên giới biển có các loại biển báo theo quy định của pháp luật; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định mẫu biển báo trong khu vực biên giới biển và thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển vị trí cắm biển báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?