Khu Quản lý đường bộ 4 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác giao thông địa phương?
Khu Quản lý đường bộ 4 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có chức năng gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 1248/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về vị trí và chức năng của Khu Quản lý đường bộ 4 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Khu Quản lý đường bộ IV là tổ chức trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cục trưởng) quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trong khu vực quản lý; trực tiếp quản lý, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến quốc lộ và đường khác được giao trong khu vực quản lý gồm các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
2. Khu Quản lý đường bộ IV là tổ chức hành chính tương đương chi cục, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, theo quy định, Khu Quản lý đường bộ 4 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam các công việc sau đây:
(1) Quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trong khu vực quản lý;
(2) Trực tiếp quản lý, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến quốc lộ và đường khác được giao trong khu vực quản lý gồm các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Khu Quản lý đường bộ 4 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ 4 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam do ai quyết định bổ nhiệm?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 1248/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ IV như sau:
Lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ IV
1. Khu Quản lý đường bộ IV có Giám đốc và các Phó Giám đốc.
Số lượng Phó Giám đốc Khu thực hiện theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Khu do Cục trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật. Phó Giám đốc Khu do Cục trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Giám đốc Khu.
2. Giám đốc Khu chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Khu. Phó Giám đốc Khu chịu trách nhiệm trước Giám đốc Khu và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
3. Giám đốc Khu bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Khu theo quy định của pháp luật và phân cấp của Cục trưởng.
Như vậy, theo quy định, lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ 4 gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc.
Giám đốc Khu do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quyết định bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Phó Giám đốc Khu do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quyết định bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Khu.
Khu Quản lý đường bộ 4 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác giao thông địa phương?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Quyết định 1248/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Khu Quản lý đường bộ 4 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về giao thông địa phương:
a) Cập nhật, báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam tình trạng kết cấu hạ tầng và tình hình phát triển hệ thống đường địa phương trong khu vực quản lý;
b) Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố công trình và tìm kiếm cứu nạn đường bộ trong khu vực quản lý;
c) Tham gia ý kiến về chuyển đổi giữa đường địa phương và quốc lộ.
7. Về quản lý vận tải, phương tiện và người lái:
a) Quản lý, cấp phát phôi giấy phép vận tải đường bộ quốc tế, phôi giấy phép lái xe theo ủy quyền của Cục trưởng; cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định của pháp luật;
b) Tham gia hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ tại các địa phương trong khu vực quản lý;
c) Tham gia kiểm tra, giám sát công tác quản lý phương tiện, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
...
Như vậy, về giao thông địa phương thì Khu Quản lý đường bộ 4 có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Cập nhật, báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam tình trạng kết cấu hạ tầng và tình hình phát triển hệ thống đường địa phương trong khu vực quản lý;
(2) Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố công trình và tìm kiếm cứu nạn đường bộ trong khu vực quản lý;
(3) Tham gia ý kiến về chuyển đổi giữa đường địa phương và quốc lộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?