Khu Quản lý đường bộ 1 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác giao thông địa phương?

Cho tôi hỏi Khu Quản lý đường bộ 1 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Khu Quản lý đường bộ 1 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác giao thông địa phương? Câu hỏi của anh Nhất từ Thanh Hóa.

Khu Quản lý đường bộ 1 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 1255/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về vị trí và chức năng của Khu Quản lý đường bộ 1 như sau:

Vị trí và chức năng
1. Khu Quản lý đường bộ I là tổ chức trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cục trưởng) quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trong khu vực quản lý; trực tiếp quản lý, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến quốc lộ và đường khác được giao trong khu vực quản lý, gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
2. Khu Quản lý đường bộ I là tổ chức hành chính tương đương chi cục, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Như vậy, theo quy định, Khu Quản lý đường bộ 1 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức hành chính tương đương chi cục và có tư cách pháp nhân.

Khu Quản lý đường bộ 1 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác giao thông địa phương?

Khu Quản lý đường bộ 1 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)

Tổ chức tham mưu giúp việc Giám đốc Khu Quản lý đường bộ 1 bao gồm những đơn vị nào?

Căn cứ Điều 3 Quyết định 1255/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về cơ cấu tổ chức của Khu Quản lý đường bộ 1 như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Tổ chức - Hành chính.
2. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
3. Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
4. Phòng Thanh tra - An toàn.
5. Văn phòng Quản lý đường bộ I.1.
6. Văn phòng Quản lý đường bộ I.3.
7. Văn phòng Quản lý đường bộ I.4.
8. Văn phòng Quản lý đường bộ I.5.
9. Văn phòng Quản lý đường bộ I.6.
10. Văn phòng Quản lý đường bộ I.7.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này là tổ chức tham mưu giúp việc Giám đốc Khu; các tổ chức quy định từ khoản 5 đến khoản 10 Điều này là tổ chức hành chính (tương đương phòng), giúp Giám đốc Khu tổ chức quản lý về giao thông đường bộ trong khu vực quản lý.
Văn phòng Quản lý đường bộ có trụ sở riêng, có con dấu theo quy định.
Giám đốc Khu quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu giúp việc; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý của các Văn phòng Quản lý đường bộ thuộc Khu.

Như vậy, theo quy định, tổ chức tham mưu giúp việc Giám đốc Khu Quản lý đường bộ 1 bao gồm:

(1) Phòng Tổ chức - Hành chính.

(2) Phòng Kế hoạch - Tài chính.

(3) Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.

(4) Phòng Thanh tra - An toàn.

Khu Quản lý đường bộ 1 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác giao thông địa phương?

Căn cứ khoản 6 Điều 2 Quyết định 1255/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Khu Quản lý đường bộ 1 như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
h) Kiểm tra doanh nghiệp dự án theo quy định của pháp luật và hợp đồng dự án; tiếp nhận công trình dự án sau khi hết thời hạn hợp đồng, hết thời hạn kinh doanh khai thác, thu phí của nhà đầu tư;
i) Lập, theo dõi hồ sơ tài sản kết cấu hạ tầng của Nhà nước tham gia vào dự án; kiểm tra doanh nghiệp dự án trong việc quản lý, sử dụng và bảo trì tài sản theo quy định.
6. Về giao thông địa phương:
a) Cập nhật, báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam tình trạng kết cấu hạ tầng và tình hình phát triển hệ thống đường địa phương trong khu vực quản lý;
b) Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố công trình và tìm kiếm cứu nạn đường bộ trong khu vực quản lý;
c) Tham gia ý kiến về chuyển đổi giữa đường địa phương và quốc lộ.
7. Về quản lý vận tải, phương tiện và người lái:
a) Quản lý, cấp phát phôi giấy phép vận tải đường bộ quốc tế, phôi giấy phép lái xe theo ủy quyền của Cục trưởng; cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định của pháp luật;
b) Tham gia hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ tại các địa phương trong khu vực quản lý;
...

Như vậy, về giao thông địa phương thì Khu Quản lý đường bộ 1 có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

(1) Cập nhật, báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam tình trạng kết cấu hạ tầng và tình hình phát triển hệ thống đường địa phương trong khu vực quản lý;

(2) Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố công trình và tìm kiếm cứu nạn đường bộ trong khu vực quản lý;

(3) Tham gia ý kiến về chuyển đổi giữa đường địa phương và quốc lộ.

Khu Quản lý đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khu Quản lý đường bộ 2 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác giao thông địa phương?
Pháp luật
Khu Quản lý đường bộ 2 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe cho những đối tượng nào?
Pháp luật
Khu Quản lý đường bộ 2 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Pháp luật
Khu Quản lý đường bộ 1 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có được kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm của phương tiện giao thông không?
Pháp luật
Khu Quản lý đường bộ 1 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác giao thông địa phương?
Pháp luật
Khu Quản lý đường bộ 4 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác giao thông địa phương?
Pháp luật
Khu Quản lý đường bộ 1 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Pháp luật
Khu Quản lý đường bộ 3 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì về quản lý vận tải, phương tiện và người lái?
Pháp luật
Khu Quản lý đường bộ 3 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Khu Quản lý đường bộ 3 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khu Quản lý đường bộ
3,177 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khu Quản lý đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khu Quản lý đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào