Khu đô thị có hệ thống cấp nước tập trung phải đáp ứng điều kiện gì để có thể áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất?
Khu đô thị có hệ thống cấp nước tập trung có thể áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất hay không?
Hiện nay, căn cứ Điều 4 Nghị định 167/2018/NĐ-CP, pháp luật quy định có những vùng hạn chế khai thác nước dưới đất (gọi tắt là vùng hạn chế) cụ thể như sau:
- Vùng hạn chế 1;
- Vùng hạn chế 2;
- Vùng hạn chế 3;
- Vùng hạn chế 4;
- Vùng hạn chế hỗn hợp.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều này cũng quy định như sau:
"Mỗi vùng hạn chế quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm một hoặc một số khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là khu vực hạn chế) quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước và được quy định như sau:
a) Vùng hạn chế 1, bao gồm các khu vực quy định tại các điểm c, điểm d khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Vùng hạn chế 2, bao gồm các khu vực quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
c) Vùng hạn chế 3, bao gồm các khu vực quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước, được khoanh định theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này;
d) Vùng hạn chế 4, bao gồm các khu vực quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước, được khoanh định theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
đ) Trường hợp có các khu vực hạn chế thuộc vùng hạn chế quy định tại điểm a, b, c và điểm d khoản này bị chồng lấn nhau thì phần diện tích chồng lấn được xếp vào Vùng hạn chế hỗn hợp."
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm điểm đ khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012:
"4. Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:
..
đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng."
Dựa vào các quy định trên, có thể thấy khu đô thị có hệ thống cấp nước tập trung cần phải có thêm điều kiện "dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng" sẽ thuộc vùng hạn chế 3 và được áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khu đô thị có hệ thống cấp nước tập trung
Pháp luật quy định về khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất 3 như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Nghị định 167/2018/NĐ-CP, khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất 3 được quy định như sau:
- Căn cứ hiện trạng sơ đồ hệ thống cấp nước tập trung hiện có, bao gồm cả các điểm đấu nối, nếu các khu dân cư, khu công nghiệp tập trung thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được khoanh định vào Vùng hạn chế 3:
+ Đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cả về thời gian, lưu lượng và chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng nước;
+ Chưa được đấu nối nhưng có điểm đấu nối liền kề của hệ thống cấp nước tập trung và sẵn sàng để cung cấp nước sạch, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cả về thời gian, lưu lượng và chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng nước.
- Phạm vi khoanh định khu vực hạn chế quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm phạm vi của các khu dân cư, khu công nghiệp tập trung hiện có hoặc đã được phê duyệt quy hoạch.
Các biện pháp hạn chế khai thác đối với vùng hạn chế 3 được gồm những biện pháp nào?
Các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 3 được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 167/2018/NĐ-CP gồm:
- Không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới;
- Đối với công trình không có giấy phép thì dừng khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho các mục đích sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 6 của Nghị định này, cụ thể:
"d) Công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho các mục đích sử dụng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định này, thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;"
- Đối với công trình đã có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và tiếp tục được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Như vậy, khu vực đô thị có hệ thống cấp nước tập trung và có dịch vụ cấp nước đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng, số lượng thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất 3. Theo đó, pháp luật cũng quy định những biện pháp hạn chế khai thác và khoanh định vùng hạn chế khai thác đối với vùng hạn chế 1 này cụ thể như trên, để những tổ chức, cá nhân liên quan áp dụng vào thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?
- Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025 mới nhất? Tải kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025?
- Mẫu Biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp?
- Trình tự thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng như thế nào?
- Bằng lái xe máy giả bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt hành vi sử dụng bằng lái xe máy giả theo Nghị định 168?