Khớp lệnh liên tục là gì? Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh tập trung theo nguyên tắc nào?
Khớp lệnh liên tục là gì?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC thì:
Khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch chứng khoán.
Ngoài ra, phương thức khớp lệnh tập trung là phương thức giao dịch được thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán.
Phương thức khớp lệnh tập trung bao gồm khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.
Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch được thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định.
Khớp lệnh liên tục là gì? (Hình từ Internet)
Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh liên tục theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về tổ chức giao dịch chứng khoán như sau:
Tổ chức giao dịch chứng khoán
1. Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận theo nguyên tắc sau:
a) Phương thức khớp lệnh tập trung trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải bảo đảm nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian;
b) Phương thức giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận, thống nhất các nội dung giao dịch.
2. Chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán không bao gồm các trường hợp chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức các phiên giao dịch mua bắt buộc (buy in) thông qua hệ thống giao dịch chứng khoán.
3. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế giao dịch chứng khoán bao gồm các nội dung cơ bản sau: phương thức giao dịch; thời gian giao dịch; cách xác định giá tham chiếu; biên độ dao động giá chứng khoán; cơ chế ngắt mạch thị trường (nếu có); các loại lệnh giao dịch; việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch; việc xác lập giao dịch và loại bỏ giao dịch chứng khoán; việc tạm ngừng giao dịch, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ giao dịch của một mã chứng khoán; việc công bố thông tin về kết quả giao dịch và các nội dung khác có liên quan.
Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh liên tục trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải bảo đảm nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian.
Trong đó, theo quy định tại khoản 26 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì:
Hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết và hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con) tổ chức, vận hành.
Cơ quan nào có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Chứng khoán 2019 quy định về quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:
Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán;
b) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
c) Chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại địa phương.
Như vậy, Bộ Tài chính là cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?
- Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025 mới nhất? Tải kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025?
- Mẫu Biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp?
- Trình tự thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng như thế nào?