Không thành lập hội đồng định giá tài sản công sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mức phạt đối với hành vi không thành lập hội đồng định giá tài sản công là bao nhiêu?
- Khi không thành lập hội đồng định giá tài sản công theo quy định thì mức phạt áp dụng với cá nhân khác thế nào so với tổ chức vi phạm?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt các đối tượng có hành vi không thành lập hội đồng định giá tài sản công không?
Mức phạt đối với hành vi không thành lập hội đồng định giá tài sản công là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về tổ chức xử lý tài sản công
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thành lập không đúng thẩm quyền Hội đồng định giá theo quy định của pháp luật;
b) Thành lập không đúng thành phần Hội đồng định giá theo quy định của pháp luật;
c) Lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để xử lý tài sản không đúng hình thức, trình tự theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện không đầy đủ thông báo công khai bán đấu giá tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công (không thực hiện niêm yết về việc bán đấu giá tài sản công tại những địa điểm quy định; không thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo nhưng không đủ thời gian đối với việc bán đấu giá tài sản công theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản; nội dung niêm yết, thông báo công khai không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản).
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Hội đồng định giá theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện thông báo công khai bán đấu giá tài sản công theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thành lập hội đồng định giá tài sản công theo quy định thì bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Không thành lập hội đồng định giá tài sản công sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? (Hình từ Internet)
Khi không thành lập hội đồng định giá tài sản công theo quy định thì mức phạt áp dụng với cá nhân khác thế nào so với tổ chức vi phạm?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 63/2019/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:
Áp dụng mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 Chương II, mục 1 Chương III, mục 1 Chương IV, mục 1 và mục 2 Chương V Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này).
2. Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
3. Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Theo đó mức phạt đối với hành vi không thành lập hội đồng định giá tài sản công tại Điều 16 Nghị định 63/2019/NĐ-CP là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy:
- Trường hợp tổ chức vi phạm về việc không thành lập hội đồng định giá tài sản công theo quy định thì bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Trường hợp cá nhân vi phạm thì bị phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt các đối tượng có hành vi không thành lập hội đồng định giá tài sản công không?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có nêu về thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Theo đó đối với hành vi không thành lập hội đồng định giá tài sản công có mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với tổ chức và 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng với cá nhân thì có thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?