Không phải ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư khi Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp nào?
Không phải ký quỹ khi Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc bảo đảm thực hiện dự án đầu tư như sau:
Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
b) Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
c) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.
...
Như vậy, nhà đầu tư không phải ký quỹ khi Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp sau đây:
- Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
- Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.
Không phải ký quỹ khi Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư do nhà Nhà nước giao đất là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về mức bảo đảm thực hiện dự án đầu tư như sau:
Thủ tục bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư
...
2. Mức bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:
a) Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức bảo đảm là 3%;
b) Đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức bảo đảm là 2%;
c) Đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức bảo đảm là 1%.
...
Như vậy, mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư do nhà Nhà nước giao đất được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:
- Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức bảo đảm là 3%;
- Đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức bảo đảm là 2%;
- Đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức bảo đảm là 1%.
Lưu ý:
Vốn đầu tư của dự án được xác định để làm căn cứ tính mức ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư nêu trên không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho nhà nước và chi phí xây dựng các công trình thuộc dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nghĩa vụ bàn giao cho nhà nước quản lý sau khi hoàn thành (nếu có).
Trường hợp tại thời điểm ký kết Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư mà chưa xác định được chính xác các chi phí xây dựng các công trình bàn giao cho Nhà nước thì cơ quan đăng ký đầu tư căn cứ vào dự toán chi phí trong Đề xuất dự án do nhà đầu tư lập để xác định số tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.
Tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được nộp vào đâu?
Căn cứ khoản 8 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án được nộp vào tài khoản của cơ quan đăng ký đầu tư mở tại ngân hàng thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, do nhà đầu tư lựa chọn.
Lưu ý:
Nhà đầu tư chịu chi phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản bảo đảm thực hiện dự án và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản.
Trường hợp thực hiện nhiều dự án phải ký Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án với cùng một cơ quan đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có thể thỏa thuận với cơ quan đăng ký đầu tư về việc sử dụng cùng một tài khoản để tiếp nhận tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện dự án đối với các dự án được thực hiện tại địa bàn do cơ quan đó quản lý.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy đề nghị đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam? Hướng dẫn điền?
- Số lượng chức danh lãnh đạo cấp xã quy định ra sao theo Công văn 03? Trường hợp nào được ưu tiên bố trí giữ chức vụ lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập?
- Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã được xây dựng như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng, quản lý và vận hành?
- 04 trường hợp được giảm 50% thuế đất phi nông nghiệp là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
- Nội dung hỗ trợ mà hợp tác xã được hưởng từ chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro là gì?