Số lượng chức danh lãnh đạo cấp xã quy định ra sao theo Công văn 03? Trường hợp nào được ưu tiên bố trí giữ chức vụ lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập?
Số lượng chức danh lãnh đạo cấp xã quy định ra sao theo Công văn 03?
Căn cứ tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 nêu rõ các chức danh trong danh sách lãnh đạo UBND 34 tỉnh thành sau sáp nhập cấp xã như sau:
Về chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu)
2.2. Về số lượng chức danh lãnh đạo
Thực hiện chủ trương của cấp có thẩm quyền về việc bố trí chức danh lãnh đạo cấp xã kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền để tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp, đề nghị các địa phương thực hiện như sau:
- Lãnh đạo HĐND cấp xã gồm Chủ tịch (chức danh kiêm nhiệm) và 01 Phó Chủ tịch (chức danh chuyên trách).
- Lãnh đạo UBND cấp xã gồm Chủ tịch (chức danh chuyên trách) và 02 Phó Chủ tịch (01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Chánh Văn phòng HĐND và UBND; 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công).
- Các Ban của HĐND có Trưởng ban (chức danh kiêm nhiệm) và 01 Phó Trưởng ban (chức danh chuyên trách).
- Các phòng và tương đương của UBND có Trưởng phòng (chức danh chuyên trách hoặc do Phó Chủ tịch UBND kiêm nhiệm) và 01 cấp phó (chức danh chuyên trách).
Đối với trường hợp ĐVHC cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp) và không tổ chức các phòng chuyên môn thì số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã có thể bố trí tăng thêm 01 Phó Chủ tịch để bảo đảm vai trò lãnh đạo, điều hành của chính quyền trong việc phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Giao địa phương căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chủ động sắp xếp, bố trí sử dụng lãnh đạo kiêm nhiệm hoặc giảm cấp phó các phòng, ban chuyên môn để tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân của ĐVHC cấp xã mới.
Như vậy, số lượng chức danh lãnh đạo cấp xã quy định ra sao theo Công văn 03 gồm:
- Chủ tịch (chức danh chuyên trách);
- 02 Phó Chủ tịch (01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Chánh Văn phòng HĐND và UBND;
- 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công)
Đối với trường hợp ĐVHC cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp) và không tổ chức các phòng chuyên môn thì số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã có thể bố trí tăng thêm 01 Phó Chủ tịch để bảo đảm vai trò lãnh đạo, điều hành của chính quyền trong việc phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Số lượng chức danh lãnh đạo cấp xã quy định ra sao theo Công văn 03? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được ưu tiên bố trí giữ chức vụ lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập?
Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp được phê duyệt tại Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 có đề cập đến biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Cụ thể, do quy mô đơn vị hành chính cấp xã lớn hơn so với hiện nay và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã tăng lên (thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã hiện nay). Theo đó, Chính phủ dự kiến biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã theo định hướng như sau:
Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp để bố trí cho các đơn vị hành chính cấp xã mới (sau sắp xếp).
Thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định.
Đồng thời, tại Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đã định hướng biên chế đối với chính quyền địa phương cấp xã như sau:
Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.
Trước đó, tại Hướng dẫn 26-HD/BTCTW năm 2023, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn việc bố trí, sắp xếp cán bộ cấp xã sau khi sắp xếp đơn vị hành chính phải được tiến hành đồng bộ, liên thông giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Ưu tiên bố trí, sắp xếp cán bộ cấp xã có đủ phẩm chất, năng lực, tiêu chuẩn, điều kiện vào các chức danh tương đương hoặc ưu tiên giới thiệu bầu chức danh cán bộ ở đơn vị hành chính cấp xã khi có nhu cầu hoặc ưu tiên tuyển dụng làm công chức (cấp huyện, cấp xã) nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
Việc thành lập đảng bộ xã, phường, đặc khu (cấp xã mới) sau sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Hướng dẫn 31-HD/BTCTW 2025 có nêu rõ:
Các tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo và bố trí, phân công cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức và biên chế của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp xã theo hướng cơ bản bố trí cán bộ, công chức, viên chức, biên chế cấp huyện, cấp xã hiện nay về cấp xã và tăng cường một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp ban, sở, ngành cấp tỉnh về cấp xã (nếu cần).
Trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy và chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cấp ủy cấp xã và cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp xã, đảng ủy cấp xã tiếp nhận, phân công, bố trí cán bộ, công chức, viên chức và biên chế về cấp xã theo quy định, thời gian hoàn thành đồng bộ với việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trước ngày 01/7/2025.
Như vậy, sẽ ưu tiên bố trí, sắp xếp cán bộ cấp xã có đủ phẩm chất, năng lực, tiêu chuẩn, điều kiện vào các chức danh tương đương.
Ngoài ra, sẽ ưu tiên bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.
Việc bố trí, phân công cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức và biên chế của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp xã thực hiện theo hướng cơ bản bố trí cán bộ, công chức, viên chức, biên chế cấp huyện, cấp xã hiện nay về cấp xã
Tăng cường một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp ban, sở, ngành cấp tỉnh về cấp xã (nếu cần).
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã được quy định ra sao?
Căn cứ tiết 2.3 tiểu mục 2 Mục II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã như sau:
- Cấp xã chủ yếu là thực hiện chính sách từ cấp Trung ương và cấp tỉnh ban hành, tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định việc tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp mình. Theo đó, CQĐP cấp xã mới đảm nhận các nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP cấp xã và nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP cấp huyện hiện nay, trực tiếp phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.
- CQĐP cấp tỉnh tiếp tục phân cấp cho CQĐP cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện, năng lực và yêu cầu quản lý của từng cấp xã.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trend Phật đản Google là gì? Có làm Phật đản Google điện thoại được không? Cách mở Lễ Phật đản trên máy tính, điện thoại?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: 'Là học sinh em cần làm gì để xây dựng một tình bạn đẹp và ý nghĩa' lớp 9?
- Công văn 03: Chính quyền địa phương cấp xã sẽ tổ chức lại cơ cấu như thế nào sau sắp xếp? Bố trí biên chế cán bộ công chức cấp xã, huyện sau sáp nhập?
- Bao giờ hoàn thành Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam? Trong quá trình thực hiện, Thủ tướng Chính phủ được quyết định điều gì?
- Đáp án Cuộc thi tiếng Anh cán bộ trẻ 2025 cho Cán bộ Đoàn, Cán bộ Hội cụ thể như thế nào?