Khinh khí cầu không có người điều khiển đủ điều kiện bay thì phải có những đặc điểm nhận dạng và tính năng cơ bản nào?
- Khinh khí cầu không có người điều khiển đủ điều kiện bay phải có những đặc điểm nhận dạng nào?
- Tính năng cơ bản đối với khinh khí cầu không có người điều khiển, đủ điều kiện bay gồm những gì?
- Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với khinh khí cầu không có người điều khiển được phân chia theo độ cao bay như thế nào?
Khinh khí cầu không có người điều khiển đủ điều kiện bay phải có những đặc điểm nhận dạng nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ như sau:
Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ
...
2. Đối với khinh khí cầu không có người điều khiển, đủ điều kiện bay khi người khai thác cung cấp đầy đủ, cụ thể, chính xác các thông tin sau:
a) Đặc điểm nhận dạng:
- Kiểu loại, ký hiệu, màu sắc, lô gô (nếu có);
- Hình dạng kèm theo hình ảnh màu kích thước khổ A4;
- Xuất xứ (nơi sản xuất, Nhà sản xuất, năm sản xuất, số xuất xưởng, vật liệu chế tạo);
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc hiệp đồng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, tổ chức bay.
...
Khinh khí cầu không có người điều khiển là một trong những phương tiện bay siêu nhẹ.
Theo đó, đối với khinh khí cầu không có người điều khiển, đủ điều kiện bay khi người khai thác cung cấp đầy đủ, cụ thể, chính xác các thông tin về đặc điểm nhận dạng như sau:
- Kiểu loại, ký hiệu, màu sắc, lô gô (nếu có);
- Hình dạng kèm theo hình ảnh màu kích thước khổ A4;
- Xuất xứ (nơi sản xuất, Nhà sản xuất, năm sản xuất, số xuất xưởng, vật liệu chế tạo);
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc hiệp đồng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, tổ chức bay.
Khinh khí cầu không có người điều khiển đủ điều kiện bay (Hình từ Internet)
Tính năng cơ bản đối với khinh khí cầu không có người điều khiển, đủ điều kiện bay gồm những gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ.
Theo đó, đối với khinh khí cầu không có người điều khiển, đủ điều kiện bay khi người khai thác cung cấp đầy đủ, cụ thể, chính xác các thông tin về tính năng cơ bản như sau:
- Chiều cao tối đa khi được bơm đủ khí;
- Chiều rộng khi được bơm đủ khí;
- Kích thước của giỏ chở thiết bị;
- Loại động cơ điều khiển, động cơ thổi khí, trọng lượng động cơ;
- Loại nhiên liệu (loại khí) sử dụng, dung tích bình nhiên liệu;
- Trọng lượng tối đa của khinh khí cầu;
- Tốc độ bay: Tốc độ bay tối đa, tốc độ bay lên, tốc độ bay xuống, tốc độ bay hành trình;
- Tầm bay tối đa;
- Độ cao bay tối đa, thời gian bay đạt độ cao tối đa, thời gian bay, bán kính hoạt động bay;
- Mô tả phương pháp điều khiển và phương thức bay;
- Khả năng mang, treo thiết bị (số lượng, trọng lượng);
- Phương pháp điều khiển, tần số điều khiển, code nhận biết (nếu có);
- Thiết bị thông tin hàng không, thiết bị dẫn đường, giám sát bay;
- Thiết bị định vị (mô tả tính năng thiết bị định vị nếu có);
- Kiểu loại, tính năng thiết bị truyền dữ liệu, khả năng truyền dữ liệu (nếu có);
- Mô tả hoạt động đèn tín hiệu khi bay (nếu có);
- Số người tham gia vận hành;
- Điều kiện hoạt động bay (yêu cầu vị trí phóng, thả, treo, nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm);
- Tính năng bay khác (nếu có).
Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với khinh khí cầu không có người điều khiển được phân chia theo độ cao bay như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định về phân chia trách nhiệm quản lý, sử dụng vùng trời khai thác như sau:
Phân chia trách nhiệm quản lý, sử dụng vùng trời khai thác
1. Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được phân chia như sau:
a) Theo độ cao bay: Độ cao bay dưới 50 mét; độ cao bay từ 50 mét đến dưới 200 mét; độ cao bay từ 200 mét đến dưới 500 mét; độ cao bay trên 500 mét so với địa hình tự nhiên;
b) Vùng trời khu vực lân cận sân bay có hoạt động bay quân sự, hàng không dân dụng (bán kính 08 km tính từ ranh giới sân bay trở ra);
c) Vùng trời khu vực trường bắn;
d) Vùng trời khu vực biên giới chiều rộng mười (10) kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào nội địa Việt Nam;
đ) Vùng trời khu vực quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư này;
e) Vùng trời trên biển, trên các đảo quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam;
g) Vùng trời được thiết lập cấp phép cho thử nghiệm tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;
Theo quy định trên, vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với khinh khí cầu không có người điều khiển được phân chia theo độ cao bay như sau:
- Độ cao bay dưới 50 mét;
- Độ cao bay từ 50 mét đến dưới 200 mét;
- Độ cao bay từ 200 mét đến dưới 500 mét;
- Độ cao bay trên 500 mét so với địa hình tự nhiên;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?