Khi yếu tố nguy hiểm trong không gian hạn chế tăng mạnh trong quá trình làm việc thì người lao động cần xử lý như thế nào?
- Khi yếu tố nguy hiểm trong không gian hạn chế tăng mạnh trong quá trình làm việc thì người lao động cần xử lý như thế nào?
- Khi người lao động làm việc trong không gian hạn chế xảy ra sự cố nguy hiểm thì ai là người có trách nhiệm ứng cứu?
- Để thực hiện ứng cứu khẩn cấp người lao động trong không gian hạn chế thì người canh gác cần được huấn luyện những nội dung nào?
Khi yếu tố nguy hiểm trong không gian hạn chế tăng mạnh trong quá trình làm việc thì người lao động cần xử lý như thế nào?
Theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định về việc dừng công việc trong không gian hạn chế như sau:
Quy định chung
...
2.2. Quy định khi vào làm việc và ra khỏi không gian hạn chế
...
2.2.5. Phải đảm bảo việc thông gió tự nhiên phù hợp hoặc cấp đủ không khí sạch vào không gian hạn chế trước và trong suốt quá trình con người làm việc bên trong; hoặc phải có biện pháp đảm bảo cung cấp dưỡng khí trực tiếp cho từng người lao động trong không gian hạn chế.
Việc thông gió, cung cấp không khí vào không gian hạn chế phải lấy từ một nguồn không khí sạch bên ngoài.
Phải đảm bảo không khí thải từ bên trong không gian hạn chế ra bên ngoài không gây nguy hại cho những người làm việc bên ngoài, xung quanh không gian hạn chế đó.
2.2.6. Không ai được phép vào trong không gian hạn chế khi chưa hoàn thành các biện pháp đảm bảo an toàn.
2.2.7. Dừng công việc trong không gian hạn chế, thu hồi giấy phép
- Khi chất lượng không khí hoặc các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây chết người, thương tích, suy nhược, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì người canh gác không gian hạn chế hoặc những người khác có liên quan phải báo cáo người giám sát, chỉ huy tạm đình chỉ công việc, bảo đảm an toàn cho người vào trong không gian hạn chế và báo ngay cho người chịu trách nhiệm cấp giấy phép.
- Khi được báo cáo, người cấp phép phải cho dừng công việc và thu hồi giấy phép đã cấp cho công việc đó.
2.2.8. Khi công việc trong không gian hạn chế đã hoàn thành thì người giám sát, chỉ huy và người cấp giấy phép cần phải xác nhận hoàn thành công việc để đóng giấy phép.
...
Như vậy, nếu trong quá trình làm việc mà yếu tố nguyên hiểm tăng mạnh, có nguy cơ gây chết người, thương tích, suy nhược, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì người canh gác không gian hạn chế hoặc những người khác có liên quan phải báo cáo người giám sát, chỉ huy tạm đình chỉ công việc, bảo đảm an toàn cho người vào trong không gian hạn chế và báo ngay cho người chịu trách nhiệm cấp giấy phép.
Khi được báo cáo, người cấp phép phải cho dừng công việc trong không gian hạn chế và tiến hành thu hồi giấy phép đã cấp cho công việc đó.
Khi yếu tố nguy hiểm trong không gian hạn chế tăng mạnh trong quá trình làm việc thì người lao động cần xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi người lao động làm việc trong không gian hạn chế xảy ra sự cố nguy hiểm thì ai là người có trách nhiệm ứng cứu?
Theo tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định về người canh gác như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
1.3. Giải thích từ ngữ
...
1.3.5. Người vào trong không gian hạn chế: là người được phép đi vào làm việc trực tiếp hoặc giám sát công việc trong không gian hạn chế.
1.3.6. Người canh gác không gian hạn chế: là người được phân công nhiệm vụ đứng bên ngoài và gần lối ra vào của không gian hạn chế để theo dõi, giám sát, giúp đỡ người vào trong không gian hạn chế.
1.3.7. Người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế: là người được phép tiến hành đo, kiểm tra hàm lượng khí Oxy, các loại khí độc, khí cháy nổ trong không gian hạn chế để đảm bảo các khí đó trong giới hạn an toàn trước và trong quá trình người lao động vào làm việc trong không gian hạn chế đó.
...
Bên cạnh đó, tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của người canh gác như sau:
Quy định chung
2.1. Trách nhiệm
...
2.1.5. Trách nhiệm của người canh gác không gian hạn chế
- Có mặt thường xuyên gần vị trí ra vào không gian hạn chế để kiểm soát người vào, ra; ghi nhận các thông tin cá nhân và thời gian vào, ra không gian hạn chế.
- Ngăn chặn, không cho những người không được phép, không có trách nhiệm vào bên trong không gian hạn chế.
- Duy trì liên lạc thường xuyên với những người làm việc bên trong không gian hạn chế và hỗ trợ, ứng cứu khi cần thiết.
- Thông báo cho đội cứu hộ trong trường hợp tình huống nguy hiểm, khẩn cấp xảy ra.
...
Từ những quy chuẩn trên thì nếu người lao động làm việc trong không gian hạn chế gặp sự cố nguy hiểm thì độ cứu hộ sẽ là người thực hiện ứng cứu người lao đông.
Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết người canh gác không gian hạn chế cũng sẽ thực hiện ứng cứu người lao động.
Để thực hiện ứng cứu khẩn cấp người lao động trong không gian hạn chế thì người canh gác cần được huấn luyện những nội dung nào?
Theo Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung huấn luyện an toàn lao động như sau:
Các quy định khác
4.1. Giới hạn cho phép của không khí trong không gian hạn chế
- Lượng oxy trong không khí chiếm từ 19,5% đến 23,5% tính theo thể tích.
- Hàm lượng của các loại khí dễ cháy trong không gian hạn chế phải ít hơn 10% của giới hạn nổ dưới (Lower Explosive Limit) của khí dễ cháy.
- Hàm lượng của từng chất độc hại trong không khí trong không gian hạn chế không được vượt quá ngưỡng tiếp xúc cho phép.
4.2. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc liên quan đến không gian hạn chế phải có:
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
- Các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại;
- Phương án triển khai công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
- Các yêu cầu khác nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế.
4.3. Ứng cứu khẩn cấp
4.3.1. Những người được cử tham gia vào lực lượng ứng cứu trong không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động với nội dung quy định tại mục 4.2 Quy chuẩn này.
4.3.2. Người sử dụng lao động phải đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ cần thiết cho đội cứu nạn cứu hộ.
Theo đó, những người được cử tham gia vào lực lượng ứng cứu trong không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động với nội dung sau:
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
- Các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại;
- Phương án triển khai công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
- Các yêu cầu khác nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?