Khi xảy ra thiên tai thì Bộ đội Biên phòng gần khu vực biên giới có được tham gia ứng cứu hay không? Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào khi xảy ra thiên tai ở khu vực biên giới?
- Khi xảy ra thiên tai thì Bộ đội Biên phòng gần khu vực biên giới có được tham gia ứng cứu hay không?
- Bộ đội Biên phòng gần khu vực biên giới có nhiệm vụ khi xảy ra thiên tai vậy Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào?
- Bộ đội Biên phòng phổi hợp với các cơ quan khác trước thiên tai theo nguyên tắc như thế nào?
Khi xảy ra thiên tai thì Bộ đội Biên phòng gần khu vực biên giới có được tham gia ứng cứu hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 14 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:
Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về biên phòng.
2. Tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng.
3. Thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên phòng.
4. Duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động của thế lực thù địch, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
5. Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và kiểm soát qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng; giải quyết sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
8. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.
9. Tham mưu, làm nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự.
10. Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, phương tiện dân sự để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
11. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.
12. Tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.
Theo đó, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng là tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.
Như vậy, có thể thấy rằng khi xảy ra thiên tai thì Bộ đội Biên phòng gần khu vực biên giới thì Bộ đội Biện phòng sẽ phải có trách nhiệm ứng cứu kịp thời để tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.
Dĩ nhiên là phải theo sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.
Khi xảy ra thiên tai thì Bộ đội Biên phòng gần khu vực biên giới có được tham gia ứng cứu hay không? Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào khi xảy ra thiên tai ở khu vực biên giới? (Hình từ Internet)
Bộ đội Biên phòng gần khu vực biên giới có nhiệm vụ khi xảy ra thiên tai vậy Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 7 Nghị định 106/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trao đổi với các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương nơi có biên giới quốc gia về tình hình, thông tin liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, tội phạm, vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật; chia sẻ với Bộ Công an về số liệu xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cấp thị thực tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; khi có đề nghị, thông báo cho Bộ Công an các thông tin liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tình hình vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới và các thông tin khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và chính quyền địa phương nơi có biên giới quốc gia xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, chính quyền địa phương xử lý các tình huống quân sự, quốc phòng ở khu vực biên giới; chỉ đạo Bộ đội Biên phòng phối hợp với Công an địa phương tham mưu cho chính quyền địa phương xử lý tình huống an ninh, trật tự ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, tham mưu cho Chính phủ thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng và đối ngoại biên phòng theo quy định của pháp luật; tham gia ý kiến về quy hoạch, đề án, dự án của các bộ, ngành, địa phương ở khu vực biên giới.
5. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, chính quyền địa phương xây dựng Bộ đội Biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại; tập huấn nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia cho lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng ở khu vực biên giới.
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương theo dõi tình hình thi hành pháp luật về biên phòng; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật về biên phòng theo quy định của pháp luật.
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư trung hạn, dài hạn và hằng năm của Bộ đội Biên phòng theo các quy định của Luật Đầu tư công; xác định và đưa vào danh mục các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các dự án ưu tiên xây dựng Bộ đội Biên phòng.
8. Chủ trì tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở vùng cấm, khu vực quân sự, khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và đối với tàu biển quân sự, tàu bay quân sự nước ngoài lâm nạn trong khu vực biên giới.
9. Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với lực lượng chức năng thuộc Công an nhân dân, lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định của pháp luật.
10. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp với cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ đội Biên phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
11. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan trong công tác Phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa; biến đổi khí hậu, dịch bệnh ở khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.
12. Phối hợp với chính quyền địa phương nơi có biên giới tuyển chọn công dân thuộc dân tộc thiểu số định cư ở khu vực biên giới, hải đảo, người có tài năng để tạo nguồn phục vụ lâu dài trong Bộ đội Biên phòng theo kế hoạch tuyển dụng, tuyển chọn hằng năm.
Theo đó, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng là phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan trong công tác Phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa; biến đổi khí hậu, dịch bệnh ở khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.
Như vậy, Bộ đội Biên phòng gần khu vực biên giới có nhiệm vụ khi xảy ra thiên tai vậy Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan trong công tác Phòng, chống, các thiên tai xảy ra tại khu vực biên giới.
Bộ đội Biên phòng phổi hợp với các cơ quan khác trước thiên tai theo nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 106/2021/NĐ-CP như sau:
Phạm vi, nguyên tắc và tổ chức hoạt động phối hợp
1. Phạm vi, nguyên tắc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Luật Biên phòng Việt Nam.
2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương thực thi nhiệm vụ biên phòng theo quy định từ Điều 7 đến Điều 27 Nghị định này.
3. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung phối hợp tại khoản 3 Điều 10 Luật Biên phòng Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương các cấp xác định hình thức, phương pháp để phối hợp thực thi hiệu quả nhiệm vụ biên phòng; xây dựng nên biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh và phổ biến, giáo dục pháp luật ở khu vực biên giới.
4. Căn cứ chức năng, yêu cầu nhiệm vụ, Bộ đội Biên phòng chủ trì xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương theo quy định của Luật Biên phòng Việt Nam và Nghị định này.
Theo đó, Bộ đội Biên phòng phổi hợp với các cơ quan khác trước thiên tai theo nguyên tắc như trên.
Đồng thời căn cứ chức năng, yêu cầu nhiệm vụ, Bộ đội Biên phòng chủ trì xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương để thực hiện đúng lúc kịp thời và hiệu quả cao nhất hạn chế rủi ro và tính mạng của người dân khu vực biên giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?