Quy định coi thi trong tuyển sinh trung học phổ thông thực hiện như nào theo quy định hiện hành?
Quy định coi thi trong tuyển sinh trung học phổ thông thực hiện như nào theo quy định hiện hành?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định về công tác coi thi như sau:
- Công tác coi thi phải bảo đảm công bằng, an toàn, nghiêm túc. Quy trình coi thi và phân công trách nhiệm các thành phần tham gia coi thi phải đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm tính độc lập, khách quan giữa các khâu; có biện pháp hiệu quả để chống gian lận trong thi cử. Bố trí cơ cấu giám thị coi thi, giám thị giám sát coi thi phù hợp với số lượng phòng thi. Số lượng thí sinh trong mỗi phòng thi không quá 24 (hai mươi bốn) thí sinh, mỗi phòng thi bố trí 02 (hai) giám thị coi thi.
- Hội đồng coi thi do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập, thành phần gồm: Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông hoặc trường trung học cơ sở; Phó chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn trường trung học phổ thông hoặc trường trung học cơ sở; thư kí và giám thị coi thi, giám thị giám sát coi thi là giảng viên, giáo viên, chuyên viên; lực lượng công an; nhân viên phục vụ, y tế, bảo vệ.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển, Hội đồng coi thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu trực tiếp quản lí quyết định thành lập.
- Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng coi thi: xây dựng kế hoạch làm việc của Hội đồng; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Hội đồng; tổ chức cho các thành viên của Hội đồng và thí sinh học tập, nắm vững, thực hiện đúng quy định, hướng dẫn tổ chức thi và các văn bản khác liên quan; tổ chức coi thi; xử lí hoặc đề nghị xử lí các sự cố bất thường trong quá trình coi thi; lập và lưu trữ hồ sơ của Hội đồng; bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật đề thi theo quy định; xem xét, quyết định hoặc đề nghị hình thức khen thưởng, kỉ luật đối với các thí sinh và các thành viên của Hội đồng theo quy định.
Quy định coi thi trong tuyển sinh trung học phổ thông thực hiện như nào theo quy định hiện hành? (Hình từ Internet)
Công tác chấm thi trong tuyển sinh trung học phổ thông được thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định về công chấm thi coi thi như sau:
- Việc chấm thi phải bảo đảm an toàn, bảo mật bài thi ở tất cả các khâu: nhận bàn giao bài thi, bảo quản bài thi, làm phách, tổ chức chấm thi. Việc chấm thi phải bảo đảm chính xác, khách quan theo đáp án và hướng dẫn chấm thi. Với việc chấm thi tự luận, phải tổ chức chấm chung ít nhất 10 (mười) bài thi; tổ chức chấm hai vòng độc lập. Với việc chấm thi trắc nghiệm, nếu sử dụng phần mềm chấm trắc nghiệm, phải tổ chức tập huấn cho giám khảo về sử dụng phần mềm chấm thi trắc nghiệm. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm phải bảo đảm chính xác, khoa học; được nghiệm thu trước khi sử dụng.
- Hội đồng chấm thi do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập, thành phần gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; Phó chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc lãnh đạo các phòng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; thư kí, giám khảo; lực lượng công an; nhân viên phục vụ, y tế, bảo vệ. Thư kí, giám khảo là giảng viên, giáo viên, chuyên viên; giám khảo chấm thi tự luận là người am hiểu chương trình môn học ở cấp trung học cơ sở; giám khảo chấm thi trắc nghiệm là người sử dụng thành thạo phần mềm chấm trắc nghiệm.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển, Hội đồng chấm thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu trực tiếp quản lí quyết định thành lập.
- Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng chấm thi: xây dựng kế hoạch làm việc của Hội đồng; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Hội đồng; tổ chức làm phách; tổ chức chấm thi; ghép phách, lên điểm thi; xử lí hoặc đề xuất xử lí các sự cố bất thường trong quá trình chấm thi; lập và lưu trữ hồ sơ của Hội đồng; bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật bài thi theo quy định; xem xét quyết định hoặc đề nghị hình thức khen thưởng, kỉ luật đối với các thành viên của Hội đồng theo quy định.
Việc phúc khảo bài thi tuyển sinh THPT phải bảo đảm quy định nào?
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 13 Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định về công chấm thi coi thi như sau:
Tổ chức thi tuyển
...
5. Phúc khảo bài thi
Việc phúc khảo bài thi phải bảo đảm an toàn, bảo mật bài thi ở tất cả các khâu: rút bài thi, bàn giao bài thi, bảo quản bài thi, chấm phúc khảo bài thi; quy trình chấm phúc chấm phúc khảo thực hiện như quy trình chấm thi.
b) Thành phần, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng phúc khảo bài thi thực hiện như thành phần, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng chấm thi quy định tại khoản 4 Điều này. Giám khảo của Hội đồng phúc khảo bài thi không trùng với giám khảo của Hội đồng chấm thi.
...
Như vậy, việc phúc khảo bài thi phải bảo đảm an toàn, bảo mật bài thi ở tất cả các khâu: rút bài thi, bàn giao bài thi, bảo quản bài thi, chấm phúc khảo bài thi; quy trình chấm phúc chấm phúc khảo thực hiện như quy trình chấm thi.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch trình đại nhạc hội VPBank KStar Spark chi tiết? Cổng bán vé sẽ chính thức được mở khi nào?
- Quyết định 1340 QÐ BVHTTDL 2025 về tổ chức cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp ra sao?
- Bỏ cấp huyện thì bao nhiêu % biên chế cán bộ công chức huyện được bố trí về biên chế xã? Cán bộ là người đứng đầu thì cần phải tuân thủ nghĩa vụ gì?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kì 2 lớp chủ nhiệm mới nhất? Tải mẫu báo cáo sơ kết học kì 2 lớp chủ nhiệm mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp 10 Lời chúc thành lập doanh nghiệp? 07 trường hợp tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?