Khi xây dựng đề án sáp nhập xã thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì theo Nghị quyết 35?
- Khi xây dựng đề án sáp nhập xã thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì theo Nghị quyết 35?
- Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện sáp nhập xã nhằm mục đích gì?
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm như thế nào khi thực hiện sáp nhập xã?
Khi xây dựng đề án sáp nhập xã thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì theo Nghị quyết 35?
Ngày 12/07/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 thì việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quy định tại Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 bao gồm các trường hợp thành lập, nhập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi là cấp huyện), xã, phường, thị trấn (gọi là cấp xã).
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có hướng dẫn như sau:
Số lượng lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
1. Khi xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ đạo rà soát, dự kiến phương án bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm, xác định rõ số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế; việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, tổ chức mới và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư phải có lộ trình phù hợp với đặc thù của từng địa phương và thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục, số lượng vị trí việc làm và tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
...
Như vậy, khi xây dựng đề án sáp nhập xã thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phải chỉ đạo rà soát, dự kiến phương án bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm, xác định rõ số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế.
Ngoài ra, khi xây dựng đề án sáp nhập xã thì việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, tổ chức mới và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư phải có lộ trình phù hợp với đặc thù của từng địa phương và thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15.
Khi xây dựng đề án sáp nhập xã thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì theo Nghị quyết 35? (Hình từ Internet)
Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện sáp nhập xã nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có quy định như sau:
Kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
1. Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành để thực hiện xây dựng phương án, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tổ chức tuyên truyền, vận động; tổ chức lấy ý kiến cử tri; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư; hoạt động kiến thiết thị chính và các nhiệm vụ cần thiết khác do sắp xếp đơn vị hành chính.
2. Kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã do ngân sách địa phương bảo đảm. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được sử dụng kinh phí thường xuyên trong nguồn ngân sách nhà nước đã được giao trong thời kỳ ổn định ngân sách của các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp để chi các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
Ngân sách trung ương hỗ trợ một lần cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận bổ sung cân đối ngân sách với định mức 20 tỷ đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp huyện giảm và 500 triệu đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp xã giảm để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ việc sắp xếp đơn vị hành chính. Căn cứ kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Chính phủ trình Quốc hội quyết định trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
...
Theo đó, Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện sáp nhập xã theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành để thực hiện các nội dung sau đây:
- Xây dựng phương án, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tổ chức tuyên truyền, vận động.
- Tổ chức lấy ý kiến cử tri;
- Giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư;
- Hoạt động kiến thiết thị chính và các nhiệm vụ cần thiết khác do sắp xếp đơn vị hành chính.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm như thế nào khi thực hiện sáp nhập xã?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 23 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có quy định như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
...
5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
6. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động khi thực hiện sáp nhập xã.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nội dung tối thiểu của Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu gồm những gì? Thời hạn cấp Giấy chứng nhận?
- Lễ 30 4 tiếng Anh là gì? Lễ 1 5 tiếng Anh là gì? Quốc tế lao động tiếng Anh là gì? Lễ 30/4 1/5 tiếng Anh?
- Bài phát biểu Ngày Hội đọc sách dành cho Hiệu trưởng hay ý nghĩa? Phát triển văn hóa đọc thông qua các hoạt động nào?
- Nghề thủ công mỹ nghệ là gì? Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ?
- Cấm đường ngày 14 4 và 15 4 tại Hà Nội năm 2025 chào đón đoàn khách quốc tế như thế nào? Chi tiết các tuyến đường bị cấm?