Khi việc bổ sung quyết định thanh tra chuyên ngành ngân hàng liên quan đến nội dung thanh tra làm thay đổi đối tượng thanh tra thì sẽ thực hiện thế nào?
- Ai là người có quyền bổ sung quyết định thanh tra chuyên ngành ngân hàng?
- Việc bổ sung quyết định thanh tra chuyên ngành ngân hàng được thực hiện khi có những căn cứ nào?
- Khi việc bổ sung quyết định thanh tra chuyên ngành ngân hàng liên quan đến nội dung thanh tra làm thay đổi đối tượng thanh tra thì sẽ thực hiện thế nào?
Ai là người có quyền bổ sung quyết định thanh tra chuyên ngành ngân hàng?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư 36/2016/TT-NHNN quy định về sửa đổi, bổ sung quyết định thanh tra liên quan đến đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra như sau:
Sửa đổi, bổ sung quyết định thanh tra liên quan đến đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra là người ra quyết định thanh tra sửa đổi, bổ sung quyết định thanh tra.
...
Theo Điều 4 Thông tư 36/2016/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 10/2019/TT-NHNN quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại như sau:
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại
1. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Ra quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, gom các cuộc thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng, các cuộc thanh tra chuyên ngành lớn, phức tạp, các cuộc thanh tra lại hoặc khi xét thấy cần thiết;
...
2. Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng được giao (trừ các cuộc thanh tra do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định thanh tra) theo kế hoạch thanh tra hằng năm đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thanh tra đối với các đối tượng sau:
a) Đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi xét thấy cần thiết;
b) Đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc trách nhiệm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo yêu cầu của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.
4. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:
a) Ra quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc trách nhiệm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; đối tượng thanh tra ngân hàng theo yêu cầu của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
...
5. Khi xét thấy cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định trên, người ra quyết định thanh tra được quy định tại Điều 4 nêu trên là người ra quyết định thanh tra sửa đổi, bổ sung quyết định thanh tra.
Thanh tra chuyên ngành ngân hàng (Hình từ Internet)
Việc bổ sung quyết định thanh tra chuyên ngành ngân hàng được thực hiện khi có những căn cứ nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 36/2016/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung quyết định thanh tra liên quan đến đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra như sau:
Sửa đổi, bổ sung quyết định thanh tra liên quan đến đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra
...
2. Việc sửa đổi, bổ sung nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra của quyết định thanh tra được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:
a) Yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước;
b) Yêu cầu, đề nghị của các cơ quan chức năng có liên quan;
c) Thực tế phát sinh trong quá trình Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quyết định thanh tra.
...
Theo đó, việc bổ sung quyết định thanh tra chuyên ngành ngân hàng được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau:
+ Yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
+ Yêu cầu, đề nghị của các cơ quan chức năng có liên quan.
+ Thực tế phát sinh trong quá trình Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quyết định thanh tra.
Khi việc bổ sung quyết định thanh tra chuyên ngành ngân hàng liên quan đến nội dung thanh tra làm thay đổi đối tượng thanh tra thì sẽ thực hiện thế nào?
Theo khoản 5 Điều 18 Thông tư 36/2016/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung quyết định thanh tra liên quan đến đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra như sau:
Sửa đổi, bổ sung quyết định thanh tra liên quan đến đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra
...
5. Trường hợp nội dung quyết định thanh tra cần sửa đổi, bổ sung làm thay đổi nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra của kế hoạch thanh tra hằng năm đã được phê duyệt thì người ra quyết định thanh tra báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp xem xét, quyết định và phải báo cáo người phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm đó.
...
Như vậy, trong trường hợp việc bổ sung quyết định thanh tra chuyên ngành ngân hàng liên quan đến nội dung thanh tra làm thay đổi đối tượng thanh tra của kế hoạch thanh tra hằng năm đã được phê duyệt thì người ra quyết định thanh tra báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp xem xét, quyết định và phải báo cáo người phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?