Khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì người điều khiển phương tiện sẽ phải có trách nhiệm gì? Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?

Cho hỏi khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì người điều khiển phương tiện sẽ phải có trách nhiệm gì? Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm gì khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm? Câu hỏi của Minh Tâm (Đồng Nai).

Khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì người điều khiển phương tiện sẽ phải có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 42/2020/NĐ-CP, khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì người điều khiển phương tiện sẽ phải có trách nhiệm như sau:

- Chấp hành các quy định ghi trong Giấy phép và chỉ được tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi: Có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép; trên phương, bao bì, thùng chứa có đầy đủ biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm.

- Thực hiện chỉ dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm và chỉ dẫn của người vận tải hàng hóa nguy hiểm.

- Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện trên hành trình vận chuyển.

- Phải mang theo hồ sơ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do người thuê vận tải cung cấp, Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ), chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng đối với thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thuỷ nội địa) và các loại giấy khác theo quy định của pháp luật;

Bảo quản hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển khi không có người áp tải hàng hóa.

- Thực hiện các biện pháp loại trừ hoặc hạn chế khả năng gây hại của hàng hóa nguy hiểm; lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân địa phương cấp xã nơi gần nhất và các cơ quan liên quan để xử lý kịp thời khi phát hiện hàng hóa nguy hiểm có sự cố, đe dọa đến an toàn của người, phương tiện, môi trường và hàng hóa khác hoặc khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển.

Trường hợp vượt quá khả năng, phải báo ngay cho người vận tải và người thuê vận tải để cùng phối hợp giải quyết kịp thời.

- Thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thuỷ nội địa có trách nhiệm phân công thuyền viên thường xuyên hướng dẫn, giám sát việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện.

Hàng hóa nguy hiểm

Hàng hóa nguy hiểm (Hình từ Internet)

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm gì đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 42/2020/NĐ-CP, như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
2. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.

Như vậy, trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan ban hành quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.

- Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.

Khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thì Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ phải làm gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 42/2020/NĐ-CP, như sau:

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên địa bàn quản lý, phải thực hiện các nội dung sau:
a) Giúp người điều khiển phương tiện và người áp tải (nếu có) trong việc cứu người, cứu hàng, cứu phương tiện;
b) Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có sự cố, tổ chức cấp cứu nạn nhân;
c) Tổ chức bảo vệ hàng hóa, phương tiện để tiếp tục vận chuyển hoặc lưu kho, bãi, chuyển tải theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
d) Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi khu vực ảnh hưởng nguy hiểm, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên và cơ quan hữu quan khác để huy động các lực lượng cần thiết đến xử lý kịp thời.

Như vậy, khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên địa bàn quản lý, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ phải thực hiện những nội dung sau:

- Giúp người điều khiển phương tiện và người áp tải (nếu có) trong việc cứu người, cứu hàng, cứu phương tiện;

- Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có sự cố, tổ chức cấp cứu nạn nhân;

- Tổ chức bảo vệ hàng hóa, phương tiện để tiếp tục vận chuyển hoặc lưu kho, bãi, chuyển tải theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;

- Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi khu vực ảnh hưởng nguy hiểm, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên và cơ quan hữu quan khác để huy động các lực lượng cần thiết đến xử lý kịp thời.

Hàng hóa nguy hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hàng hóa nguy hiểm là gì? Biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm được dán ở đâu trên bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm?
Pháp luật
Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận nội dung gì?
Pháp luật
Thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch thì sau khi dỡ hết hàng có được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng?
Pháp luật
Quy định về Bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 15/5/2024 ra sao?
Pháp luật
Từ ngày 15/5/2024 những đối tượng nào phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm? Tiêu chuẩn đối với người huấn luyện ra sao?
Pháp luật
Yêu cầu đối với người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện thủy nội địa từ ngày 15/5/2024 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu nhãn, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm của 9 loại hàng hóa nguy hiểm mới nhất 2024 như thế nào?
Pháp luật
Nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm từ ngày 15/5/2024 tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Hàng hóa nguy hiểm được phân thành mấy loại và nhóm loại từ ngày 15/5/2024? Điều kiện của người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đường bộ ra sao?
Pháp luật
Điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa từ ngày 15/5/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa nguy hiểm
2,975 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa nguy hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng hóa nguy hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào