Khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 7 có những quyền hạn gì?
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 7 thực hiện những chức năng gì?
Chức năng của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 7 được quy định tại Điều 1 Quyết định 1377/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
Vị trí và chức năng
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VII là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của Ngân hàng nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng, các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính - kế toán - kiểm toán; kiểm toán công nghệ thông tin và triển khai áp dụng kiểm toán công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 7 là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện những công việc sau:
- Đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của Ngân hàng nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng, các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính - kế toán - kiểm toán;
- Kiểm toán công nghệ thông tin và triển khai áp dụng kiểm toán công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 7 có những quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 7 có những quyền hạn gì?
Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 7 khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được quy định tại khoản 11 Điều 2 Quyết định 1377/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán;
+ Được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán;
+ Việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật, của Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán;
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật;
+ Kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán do Kiểm toán nhà nước phát hiện;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật;
+ Đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và kiểm toán viên nhà nước;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước trưng cầu giám định về chuyên môn khi cần thiết;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện;
- Thông qua hoạt động kiểm toán, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 7 như thế nào?
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 7 được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1377/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Kiểm toán ngân hàng 1;
- Phòng Kiểm toán ngân hàng 2;
- Phòng Kiểm toán ngân hàng 3;
- Phòng Kiểm toán các tổ chức tài chính 1;
- Phòng Kiểm toán các tổ chức tài chính 2;
- Phòng Kiểm toán hoạt động;
- Phòng Kiểm toán công nghệ thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?