Khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 5 có những quyền hạn gì?
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 5 thuộc Kiểm toán nhà nước thực hiện những chức năng gì?
Chức năng của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 5 được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1375/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
Vị trí và chức năng
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước:
1. Đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của:
a) Các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
b) Các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ở trung ương quản lý các ngành, lĩnh vực: công thương, xây dựng, nông nghiệp, y tế, giáo dục - đào tạo, lao động - thương binh - xã hội, văn hóa - thể thao - du lịch, khoa học - công nghệ trực tiếp quản lý;
c) Các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc các lĩnh vực: công thương, xây dựng, nông nghiệp, y tế, giáo dục - đào tạo, lao động - thương binh - xã hội, văn hóa - thể thao - du lịch, khoa học - công nghệ;
d) Các dự án, công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn quan trọng do Ủy ban nhân dân các cấp quản lý được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
2. Chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán nhà nước về các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, nông nghiệp và phát triển nông thôn để Tổng Kiểm toán nhà nước trình Quốc hội.
Theo đó, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 5 là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước:
- Đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của:
+ Các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+ Các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ở trung ương quản lý các ngành, lĩnh vực: công thương, xây dựng, nông nghiệp, y tế, giáo dục - đào tạo, lao động - thương binh - xã hội, văn hóa - thể thao - du lịch, khoa học - công nghệ trực tiếp quản lý;
+ Các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc các lĩnh vực: công thương, xây dựng, nông nghiệp, y tế, giáo dục - đào tạo, lao động - thương binh - xã hội, văn hóa - thể thao - du lịch, khoa học - công nghệ;
+ Các dự án, công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn quan trọng do Ủy ban nhân dân các cấp quản lý được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
- Chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán nhà nước về các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, nông nghiệp và phát triển nông thôn để Tổng Kiểm toán nhà nước trình Quốc hội.
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 5 thuộc Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 5 có những quyền hạn gì?
Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 5 khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được quy định tại khoản 10 Điều 2 Quyết định 1375/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán;
+ Được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán;
+ Việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật, của Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán;
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán do Kiểm toán nhà nước phát hiện;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật;
+ Đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và kiểm toán viên nhà nước;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước trưng cầu giám định về chuyên môn khi cần thiết;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị;
+ Chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện;
- Thông qua hoạt động kiểm toán, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 5 như thế nào?
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 5 được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1375/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 1;
- Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 2;
- Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 3;
- Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 4;
- Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 5;
- Phòng Kiểm toán hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?