Khi tiếp nhận văn bản đến, Văn thư Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện những công việc nào?
Văn thư Bộ Giao thông vận tải là ai?
Theo khoản 1 Điều 2 Quy chế công tác văn thư, sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Văn thư Bộ là công chức thuộc Phòng Hành chính, Văn phòng Bộ Giao thông vận tải.
...
Theo quy định Văn thư Bộ Giao thông vận tải là công chức thuộc Phòng Hành chính, Văn phòng Bộ Giao thông vận tải.
Khi tiếp nhận văn bản đến, Văn thư Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện những công việc nào?
Theo Điều 5 Quy chế công tác văn thư, sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017 quy định như sau:
Trình tự tiếp nhận văn bản đến
Khi tiếp nhận văn bản đến, Văn thư Bộ có trách nhiệm thực hiện theo quy định sau đây:
1. Phân loại sơ bộ các bì văn bản đến thành hai loại sau:
a) Loại phải bóc bì là các bì văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải hoặc các đơn vị tham mưu của Bộ;
b) Loại không bóc bì là các bì văn bản đến có đóng dấu chỉ các mức độ mật hoặc gửi đích danh cá nhân, Ban Cán sự Đảng Bộ, Đảng ủy Bộ, Đoàn Thanh niên Bộ, Công đoàn Cơ quan Bộ.
2. Văn bản đến được phân thành các loại sau đây để quản lý, theo dõi:
a) Văn bản của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước;
b) Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ;
c) Văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
d) Văn bản của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố;
đ) Văn bản của các cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông vận tải;
e) Văn bản của các tổ chức, cá nhân khác;
g) Văn bản gửi đích danh cá nhân, Ban Cán sự đảng Bộ, Đảng ủy Bộ, Đoàn Thanh niên Bộ, Công đoàn Cơ quan Bộ;
h) Giấy mời;
i) Đơn thư.
3. Tiến hành bóc bì văn bản đến (trừ các loại bì văn bản được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này). Việc bóc bì văn bản phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Những bì có đóng dấu chỉ các mức độ khẩn phải được bóc trước để giải quyết kịp thời;
b) Không gây hư hại đối với văn bản, không bỏ sót văn bản trong bì, không làm mất sổ, ký hiệu văn bản, địa chỉ cơ quan gửi và dấu bưu điện.
4. Kiểm tra văn bản trong bì, đối chiếu tài liệu có trong bì với số, ký hiệu ghi trên bì và có trách nhiệm làm Phiếu báo hoặc Phiếu gửi lại văn bản trình Chánh Văn phòng ký để thông báo cho nơi gửi văn bản trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp thiếu tài liệu (sử dụng Phiếu báo theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Quy chế này);
b) Trường hợp văn bản đến không đúng thủ tục hành chính như gửi vượt cấp, ký và đóng dấu không đúng thẩm quyền, không đúng thể thức, bản phô tô (trừ bản fax), nhàu nát hoặc chữ mờ khó đọc (sử dụng Phiếu gửi lại văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Quy chế này);
c) Đối với đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những văn bản cần phải kiểm tra, xác minh hoặc những văn bản đến mà ngày nhận văn bản cách quá xa ngày tháng của văn bản thì giữ lại bì và đính kèm với văn bản để làm bằng chứng.
5. Đóng dấu “Công văn đến” vào khoảng trống dưới số, ký hiệu (đối với văn bản có tên loại), dưới phần trích yếu (đối với công văn) hoặc vào khoảng trống dưới ngày, tháng, năm ban hành văn bản; ghi số và ngày đến.
Như vậy, khi tiếp nhận văn bản đến, Văn thư Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện những công việc được quy định nêu trên.
Khi tiếp nhận văn bản đến, Văn thư Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện những công việc nào? (Hình từ internet)
Văn thư Bộ Giao thông vận tải chỉ đóng dấu và phát hành những văn bản nào?
Theo khoản 3 Điều 18 Quy chế công tác văn thư, sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017 quy định như sau:
Phát hành văn bản, chuyển phát văn bản đi
...
3. Văn thư Bộ chỉ đóng dấu và phát hành những văn bản Lãnh đạo Bộ ký kèm theo Hồ sơ trình giải quyết công việc do Phòng Tổng hợp chuyển đến và những văn bản quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 16 của Quy chế này do văn thư đơn vị chuyển đến. Văn thư Bộ không nhận phát hành văn bản Lãnh đạo Bộ ký không do Phòng Tổng hợp trực tiếp chuyển đến Phòng Hành chính.
...
Theo đó, Văn thư Bộ chỉ đóng dấu và phát hành những văn bản Lãnh đạo Bộ ký kèm theo Hồ sơ trình giải quyết công việc do Phòng Tổng hợp chuyển đến và những văn bản quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 16 của Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017 do văn thư đơn vị chuyển đến.
Văn thư Bộ không nhận phát hành văn bản Lãnh đạo Bộ ký không do Phòng Tổng hợp trực tiếp chuyển đến Phòng Hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?