Vụ Phát triển thị trường nước ngoài trực thuộc cơ quan nào? Vụ Phát triển thị trường nước ngoài hoạt động theo chế độ gì?

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài trực thuộc cơ quan nào? Vụ Phát triển thị trường nước ngoài có nhiệm vụ gì đối với công tác đối ngoại trong lĩnh vực hợp tác thương mại? Vụ Phát triển thị trường nước ngoài hoạt động theo chế độ gì?

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài trực thuộc cơ quan nào?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 519/QĐ-BCT năm 2025 quy định về vị trí và chức năng của Vụ Phát triển thị trường nước ngoài.

Theo đó, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

Trong đó, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về:

+ Chính sách phát triển quan hệ hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng của Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, khu vực, tiểu vùng, các tổ chức kinh tế, thương mại, công nghiệp, năng lượng và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật;

+ Vụ Phát triển thị trường nước ngoài là đơn vị đầu mối chung của Bộ Công Thương về hoạt động đối ngoại trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng.

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài trực thuộc cơ quan nào? Vụ Phát triển thị trường nước ngoài hoạt động theo chế độ gì?

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài trực thuộc cơ quan nào? Vụ Phát triển thị trường nước ngoài hoạt động theo chế độ gì? (Hình từ Internet)

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài có nhiệm vụ gì đối với công tác đối ngoại trong lĩnh vực hợp tác thương mại?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 519/QĐ-BCT năm 2025 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Phát triển thị trường nước ngoài.

Theo đó, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài có nhiệm vụ đối với công tác đối ngoại trong lĩnh vực hợp tác tác thương mại cụ thể như sau:

(1) Thực hiện các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, năng lượng; chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tiếp xúc và làm việc với các đối tác nước ngoài có liên quan để trao đổi thông tin, giải đáp và thúc đẩy giải quyết các tranh chấp, các vấn đề, vụ, việc liên quan đến quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp, năng lượng với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức kinh tế thuộc thị trường được phân công theo thẩm quyền hoặc uỷ quyền của Lãnh đạo Bộ.

(2) Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp thông tin đánh giá về các tổ chức quốc tế, khu vực, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, ngành hàng và cá nhân có yếu tố nước ngoài; cung cấp thông tin, hỗ trợ các đơn vị thuộc Bộ thiết lập các quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư, công nghiệp, năng lượng, đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ với các đối tác có yếu tố nước ngoài.

(3) Tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế song phương, khu vực và tiểu vùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

(4) Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ trong công tác đối ngoại, quan hệ với cơ quan thông tin, truyền thông trong nước và ngoài nước khi được uỷ quyền.

(5) Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, các diễn đàn thường niên hoặc đột xuất trong và ngoài nước; chuẩn bị nội dung phục vụ các hoạt động đối ngoại, chương trình công tác trong và ngoài nước của Lãnh đạo Bộ thuộc phạm vi nhiệm vụ công tác được phân công.

(6) Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, kế hoạch và chương trình tham gia các tổ chức quốc tế, các quan hệ kinh tế song phương, các tổ chức phi chính phủ; các quy chế quản lý đoàn ra, đoàn vào, tiếp khách nước ngoài, hội nghị, hội thảo quốc tế và các hoạt động đối ngoại khác của Bộ theo phân công.

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài hoạt động theo chế độ gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 519/QĐ-BCT năm 2025 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Phát triển thị trường nước ngoài.

Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
1. Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2. Vụ hoạt động theo chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Vụ;
b) Phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và công chức của Vụ;
c) Thừa lệnh Bộ trưởng ký một số văn bản để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của Vụ;
d) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế làm việc của Bộ;
đ) Quyết định nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị với Bộ trưởng về các chủ trương, giải pháp, kế hoạch trong việc thực hiện nhiệm vụ của Vụ;
e) Ban hành các nội quy, quy định của Vụ, tổ chức thực hiện các quy định, quy chế của Bộ, quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ.
3. Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức 06 phòng, bao gồm:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Châu Âu;
c) Phòng Châu Mỹ;
d) Phòng Đông Bắc Á và Nam Thái Bình Dương;
đ) Phòng Đông Nam Á, Nam Á và Hợp tác khu vực;
e) Phòng Tây Á, Châu Phi.
Lãnh đạo phòng có Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng theo quy định.

Theo đó, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài hoạt động theo chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên.

Bộ Công Thương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vụ Phát triển thị trường nước ngoài trực thuộc cơ quan nào? Vụ Phát triển thị trường nước ngoài hoạt động theo chế độ gì?
Pháp luật
Quy định mới về 22 đơn vị thuộc Bộ Công thương? Cụ thể các đơn vị thuộc Bộ Công thương theo Nghị định 40?
Pháp luật
Bộ Công thương là cơ quan gì? 05 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về an toàn kỹ thuật công nghiệp có nội dung thế nào?
Pháp luật
Bộ Công Thương: 7 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương về thương mại điện tử và kinh tế số sau sáp nhập Bộ?
Pháp luật
Nghị định 40: Bộ Công thương quản lý về công nghiệp và thương mại gồm lĩnh vực nào? Tạp chí công thương là đơn vị gì thuộc Bộ Công thương?
Pháp luật
Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương là cơ quan do ai thành lập? Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào?
Pháp luật
Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo quy định?
Pháp luật
Viên chức Bộ Công thương có được thắp nhang tại nơi làm việc không? Khi sử dụng mạng xã hội thì viên chức không được thực hiện hoạt động nào?
Pháp luật
Người lao động Bộ Công thương có được uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa của ngày làm việc không? Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng như thế nào?
Pháp luật
Bộ Công Thương có được ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ khi không có bên yêu cầu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Công Thương
Đoàn Phạm Khánh Trang Lưu bài viết
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào