Khi thực hiện thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước nếu có ý kiến khác nhau giữa bộ, cơ quan ngang bộ thì giải quyết thế nào?
- Có thể ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước theo thủ tục rút gọn khi cần xử lý gấp do yêu cầu về chính trị, đối ngoại hay không?
- Khi thực hiện thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước nếu có ý kiến khác nhau giữa bộ, cơ quan ngang bộ thì giải quyết thế nào?
- Công tác rà soát, đối chiếu văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước được thực hiện trước hay sau khi tiến hành ký kết thỏa thuận?
Có thể ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước theo thủ tục rút gọn khi cần xử lý gấp do yêu cầu về chính trị, đối ngoại hay không?
Căn cứ Điều 35 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước theo thủ tục rút gọn như sau:
Điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế
1. Trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng đối với việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ trong trường hợp đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc ký kết thỏa thuận quốc tế phù hợp với chủ trương, đề án đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội phê duyệt hoặc đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội kiến nghị cấp có thẩm quyền và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ủy quyền ký;
b) Cần phải xử lý gấp do yêu cầu về chính trị, đối ngoại.
2. Trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng đối với việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cơ quan trung ương của tổ chức trong trường hợp đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Được cơ quan có thẩm quyền cho phép ký trong chuyến thăm của đoàn cấp cao Việt Nam tại nước ngoài hoặc của đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt Nam;
b) Cần phải xử lý gấp do yêu cầu về chính trị, đối ngoại, cứu trợ khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
Theo quy định trên thì vấn đề cần xử lý gấp do yêu cầu về chính trị, đối ngoại là một trong các điều kiện để có thể ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước theo thủ tục rút gọn.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện thủ tục rút gọn thì còn cần phải đảm bảo việc ký kết thỏa thuận quốc tế phù hợp với chủ trương, đề án đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội phê duyệt hoặc đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội kiến nghị cấp có thẩm quyền và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ủy quyền ký.
Khi thực hiện thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước nếu có ý kiến khác nhau giữa bộ, cơ quan ngang bộ thì giải quyết thế nào?
Căn cứ Điều 36 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước như sau:
Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 40 của Luật này.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế theo chủ trương, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật này.
4. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến về sự cần thiết ký kết thỏa thuận quốc tế; việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này; điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước. Hồ sơ trình bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế được tiến hành sau khi có văn bản đồng ý của Chủ tịch nước.
Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến về sự cần thiết ký kết thỏa thuận quốc tế thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.
Hồ sơ trình bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 28 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế được tiến hành sau khi có văn bản đồng ý của Chủ tịch nước.
Khi thực hiện thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước nếu có ý kiên khác nhau giữa bộ, cơ quan ngang bộ thì giải quyết thế nào? (Hình từ Internet)
Công tác rà soát, đối chiếu văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước được thực hiện trước hay sau khi tiến hành ký kết thỏa thuận?
Căn cứ Điều 11 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về việc rà soát, đối chiếu văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước như sau:
Rà soát, đối chiếu văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ trước khi ký kết
Trước khi tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và cơ quan nhà nước có liên quan rà soát, đối chiếu văn bản bằng tiếng Việt với văn bản bằng tiếng nước ngoài để bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức.
Như vậy, việc rà soát, đối chiếu văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước được thực hiện trước khi ký kết thỏa thuận.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và cơ quan nhà nước có liên quan rà soát, đối chiếu văn bản bằng tiếng Việt với văn bản bằng tiếng nước ngoài để bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?