Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 8 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực lâm nghiệp hiện nay sau khi sáp nhập Bộ?
Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 13 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực lâm nghiệp hiện nay sau khi sáp nhập Bộ?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Nghị định 35/2025/NĐ-CP có quy định về 13 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về lĩnh vực lâm nghiệp hiện nay sau khi sáp nhập Bộ như sau:
(1) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp; quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và danh mục những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp theo quy định của pháp luật;
(2) Quản lý hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; bảo vệ các hệ sinh thái rừng, các loài sinh vật rừng;
(3) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; thành lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương việc thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ;
(4) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất sang mục đích khác theo quy định pháp luật;
(5) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác kiểm lâm theo quy định của pháp luật;
(6) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ về phòng cháy và chữa cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng;
(7) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản kết hợp nuôi, trồng phát triển, thu hoạch lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu trong các loại rừng theo quy định của pháp luật; chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập, bảo quản loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng trong các loại rừng để đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;
(8) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định của pháp luật;
(9) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam; hướng dẫn việc tổ chức quản lý, vận hành Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
(10) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng; khai thác lâm sản; tổ chức sản xuất lâm nghiệp gắn với chế biến và thương mại lâm sản; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, định giá rừng theo quy định của pháp luật;
(11) Chỉ đạo, hướng dẫn phát triển giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng hệ thống rừng giống, vườn giống, vườn thực vật quốc gia, phòng trừ sinh vật gây hại rừng; nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm, kiểm nghiệm, quản lý chất lượng, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp;
(12) Hướng dẫn, kiểm tra việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng; lập và quản lý cơ sở dữ liệu rừng;
(13) Hướng dẫn, triển khai chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hành động quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững và nâng cao trữ lượng các-bon của rừng (UN-REDD+).
Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 8 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực lâm nghiệp hiện nay sau khi sáp nhập Bộ? (Hình từ internet)
Bộ Nông nghiệp và Môi trường có vị trí như thế nào trong Chính phủ?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 35/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng chống thiên tai; phát triển nông thôn; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì Bộ Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng chống thiên tai; phát triển nông thôn; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
Các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ bao gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 35/2025/NĐ-CP có quy định về Các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ bao gồm:
(1) Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường.
(2) Báo Nông nghiệp và Môi trường.
(3) Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường.
(4) Trung tâm Khuyến nông quốc gia.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng nhà nước có được ban hành văn bản quy phạm pháp luật không? Nhiệm vụ về hoạt động thông tin?
- Phạm vi Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trải qua tỉnh thành nào? Diện tích và quy mô dân số tỉnh thành khi dự án đi qua?
- Trách nhiệm của thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là gì? Thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 bị xử lý bằng những hình thức nào?
- Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc khi nào? Kéo dài bao lâu? Tóm tắt 3 đợt tấn công của chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Hộ gia đình ở đô thị có phát sinh chất thải sinh hoạt số lượng lớn có chịu phí môn bài cao hơn?