Khi thực hiện phương thức khớp lệnh định kỳ thì việc xác định giá giao dịch chứng khoán được xác định như thế nào?
- Khi thực hiện phương thức khớp lệnh định kỳ thì việc xác định giá giao dịch chứng khoán được xác định như thế nào?
- Trong thời gian khớp lệnh định kỳ thì các lệnh giao dịch chứng khoán có được sửa đổi hay không?
- Lệnh giới hạn giao dịch chứng khoán có được nhập vào khoảng thời gian khớp lệnh định kỳ không?
Khi thực hiện phương thức khớp lệnh định kỳ thì việc xác định giá giao dịch chứng khoán được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-SGDHCM năm 2021 quy định về nguyên tắc xác định giá giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh định kỳ như sau:
Tổ chức giao dịch
1. Phương thức khớp lệnh
SGDCK tổ chức giao dịch chứng khoán thông qua hệ thống giao dịch theo phương thức giao dịch khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận.
Phương thức khớp lệnh tập trung bao gồm: Khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.
2. Nguyên tắc xác định giá trong phương thức khớp lệnh định kỳ:
a) Là mức giá thực hiện mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết;
b) Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm a Khoản này, mức giá được lựa chọn thực hiện là mức giá tại đó lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần;
c) Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm b Khoản này, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với mức giá thực hiện gần nhất trong ngày; trường hợp không có giá thực hiện, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với giá tham chiếu.
d) Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn điểm b Khoản này, mức giá được chọn là mức giá thỏa mãn điểm a Khoản này và trùng hoặc gần với giá thực hiện gần nhất trong ngày; trường hợp không có giá thực hiện, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với giá tham chiếu.
3. Nguyên tắc xác định giá trong phương thức khớp lệnh liên tục: Là mức giá của các lệnh giới hạn đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh.
4. Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền được giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
5. Trái phiếu được giao dịch theo phương thức thỏa thuận.
Theo quy định trên thì mức giá giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh định kỳ là mức giá thực hiện mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết.
Khi thực hiện phương thức khớp lệnh định kỳ thì việc xác định giá giao dịch chứng khoán được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trong thời gian khớp lệnh định kỳ thì các lệnh giao dịch chứng khoán có được sửa đổi hay không?
Căn cứ Điều 17 Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-SGDHCM năm 2021 quy định về sửa, hủy lệnh đối với giao dịch khớp lệnh như sau:
Sửa, hủy lệnh đối với giao dịch khớp lệnh
1. Việc sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.
2. Trong thời gian khớp lệnh định kỳ: Không được phép sửa, hủy lệnh (bao gồm cả các lệnh được chuyển từ đợt khớp lệnh liên tục sang).
3. Trong thời gian khớp lệnh liên tục: Được phép sửa, hủy lệnh. Việc sửa lệnh được thực hiện bằng cách hủy lệnh sai và nhập lại lệnh đúng. Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh đúng được nhập vào hệ thống giao dịch của SGDCK.
4. Thành viên chịu trách nhiệm về việc sửa, hủy lệnh giao dịch của nhà đầu tư quy định tại Điều này.
5. Trong trường hợp cần thiết, SGDCK có quyền yêu cầu Thành viên tạm ngừng việc sửa, huỷ lệnh trong thời gian khớp lệnh liên tục sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Theo đó, trong thời gian khớp lệnh định kỳ thì không được phép sửa đổi hay hủy các lệnh gia dịch chức khoán (bao gồm cả các lệnh được chuyển từ đợt khớp lệnh liên tục sang).
Lệnh giới hạn giao dịch chứng khoán có được nhập vào khoảng thời gian khớp lệnh định kỳ không?
Căn cứ Điều 14 Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-SGDHCM năm 2021 quy định về lệnh giao dịch như sau:
Lệnh giao dịch
1. Lệnh giới hạn:
a) Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn;
b) Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
c) Lệnh giới hạn được phép nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ.
2. Lệnh thị trường:
a) Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
b) Nếu sau khi so khớp lệnh theo nguyên tắc tại điểm a khoản này mà khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn chưa được thực hiện hết thì lệnh thị trường sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.
c) Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc tại điểm b khoản này và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện cuối cùng trước đó.
Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh thị trường mua hoặc giá sàn đối với lệnh thị trường bán thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.
d) Lệnh thị trường sẽ bị hủy bỏ khi không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.
đ) Lệnh thị trường được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh liên tục.
...
Như vậy, trong khoảng thời gian khớp lệnh định kỳ thì có thể nhập lệnh giới hạn giao dịch chứng khoán vào trong hệ thống giao dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?