Khi thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm gì? Giao dịch điện tử trên Cơ chế một cửa quốc gia?
Khi thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Hải quan 2014 thì cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp.
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan:
a) Xây dựng, phát triển Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Ban hành quy chế quản lý, vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia;
c) Thống nhất các yêu cầu kỹ thuật kết nối cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống xử lý chuyên ngành trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia;
d) Xây dựng các danh mục dữ liệu dùng chung giữa các Bộ, ngành trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
đ) Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới các thủ tục hành chính để thực hiện bằng phương thức điện tử theo Cơ chế một cửa quốc gia;
e) Xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính đảm bảo cho việc quản lý, vận hành, duy trì và phát triển Cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế trao đổi thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các Bộ, ngành chịu trách nhiệm ban hành thủ tục hành chính để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia; xây dựng bộ dữ liệu hành chính và thương mại quốc gia áp dụng cho các chứng từ điện tử trao đổi, thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia.
3. Tổng cục Hải quan:
a) Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Tham gia đàm phán và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến việc trao đổi thông tin giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với các quốc gia khác trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, khi thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia;
- Tham gia đàm phán và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến việc trao đổi thông tin giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với các quốc gia khác trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khi thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm gì? Giao dịch điện tử trên Cơ chế một cửa quốc gia? (hình từ internet)
Các giao dịch điện tử trên Cơ chế một cửa quốc gia gồm các giao dịch nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT thì giao dịch điện tử trên Cơ chế một cửa quốc gia gồm các giao dịch:
- Khai, nhận, phản hồi thông tin về việc xử lý hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính một cửa trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
- Tiếp nhận và chuyển thông tin khai từ Cổng thông tin một cửa quốc gia tới các hệ thống xử lý chuyên ngành.
- Nhận kết quả xử lý từ các hệ thống xử lý chuyên ngành tới Cổng thông tin một cửa quốc gia.
- Trao đổi thông tin giữa các hệ thống xử lý chuyên ngành thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Việc ra quyết định trên Cơ chế một cửa quốc gia được thực hiện như thế nào?
Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT như sau:
Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
1. Các thủ tục hành chính một cửa và việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan xử lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia được thực hiện như sau:
a) Người khai, các cơ quan xử lý gửi thông tin về thủ tục hành chính một cửa tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận và chuyển tiếp thông tin đến các hệ thống xử lý chuyên ngành;
c) Các cơ quan xử lý tiếp nhận, xử lý thông tin, phản hồi trạng thái tiếp nhận, xử lý, trả kết quả xử lý tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
d) Cổng thông tin một cửa quốc gia phản hồi trạng thái tiếp nhận/xử lý, trả kết quả xử lý thông tin tới người khai và hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan.
2. Việc ra quyết định trên Cơ chế một cửa quốc gia được thực hiện như sau:
a) Các cơ quan xử lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế xử lý, cấp phép, giấy chứng nhận, xác nhận đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho người khai và gửi giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc kết quả xử lý khác tới cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cơ quan hải quan ra quyết định cuối cùng về việc thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên cơ sở giấy phép và các kết quả xử lý của cơ quan xử lý được chuyển tới hệ thống thông quan của cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Như vậy, việc ra quyết định trên Cơ chế một cửa quốc gia được thực hiện như sau:
- Các cơ quan xử lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế xử lý, cấp phép, giấy chứng nhận, xác nhận đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho người khai và gửi giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc kết quả xử lý khác tới cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
- Cơ quan hải quan ra quyết định cuối cùng về việc thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên cơ sở giấy phép và các kết quả xử lý của cơ quan xử lý được chuyển tới hệ thống thông quan của cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất của quy hoạch?
- Khách hàng có được định giá lại quyền sử dụng đất thế chấp khi ngân hàng thông báo xử lý tài sản thế chấp không?
- Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
- Mẫu Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng đối với ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ?
- Có thể hủy kết quả của cuộc thi hoa hậu nếu không thu hồi danh hiệu hoa hậu không? Có mấy trường hợp buộc thu hồi danh hiệu?