Ban hành Nghị định 137/2024 về giao dịch điện tử quy định chuyển đổi hình thức từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu thế nào?
- Ban hành Nghị định 137/2024/NĐ-CP về giao dịch điện tử quy định chuyển đổi hình thức từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu thế nào?
- Phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo chủ quản hệ thống thông tin theo Nghị định 137/2024/NĐ-CP thế nào?
- Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử theo Nghị định 137/2024/NĐ-CP bao gồm những hoạt động chính nào?
Ban hành Nghị định 137/2024/NĐ-CP về giao dịch điện tử quy định chuyển đổi hình thức từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu thế nào?
Ngày 23/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 137/2024/NĐ-CP Quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Theo đó, tại Điều 4 Nghị định 137/2024/NĐ-CP quy định chuyển đổi hình thức từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu như sau:
Thông điệp dữ liệu được chuyển đổi từ văn bản giấy phải đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Giao dịch điện tử 2023.
- Yêu cầu về ký hiệu riêng và các thông tin khác tại điểm c khoản 1 Điều 12 Luật Giao dịch điện tử 2023 được quy định cụ thể như sau:
+ Các thông tin trên thông điệp dữ liệu được chuyển đổi từ văn bản giấy bao gồm: ký hiệu riêng bằng chữ thể hiện thông điệp dữ liệu đã đượcchuyển đổi từ văn bản giấy và thời gian thực hiện chuyển đổi; thông tin bao gồm tên đầy đủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi.
Trên thông điệp dữ liệu được chuyển đổi từ văn bản giấy, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn hiển thị bổ sung mã phản hồi nhanh (QR) hoặc hình thức mã hóa khác chứa các thông tin trên để phục vụ việc tra cứu và sử dụng thông tin bằng phương tiện điện tử.
Nội dung ký hiệu riêng thể hiện thông điệp dữ liệu đã được chuyển đổi từvăn bản giấy được quy định theo pháp luật liên quan.
+ Trường hợp chuyển đổi phục vụ hoạt động công chứng, chứng thực, sao y, sao lục, trích sao, các thông tin trên thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực, công tác văn thư.
+ Trường hợp chuyển đổi văn bản là kết quả của giải quyết thủtục hành chính, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ bản giấy sang bản điện tử theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 25 Nghị định 45/2020/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 137/2024/NĐ-CP.
- Yêu cầu về hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu phải bảo đảm các tính năng sau:
+ Chuyển đổi toàn vẹn nội dung từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu;
+ Tạo ký hiệu riêng và các thông tin khác trên thông điệp dữ liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 137/2024/NĐ-CP;
+ Lưu trữ thông điệp dữ liệu;
+ Bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp chuyển đổi thông điệp dữ liệu từ văn bản giấy theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Luật Giao dịch điện tử 2023, hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng ký số.
Ban hành Nghị định 137/2024/NĐ-CP về giao dịch điện tử quy định chuyển đổi hình thức từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu thế nào? (Hình từ internet)
Phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo chủ quản hệ thống thông tin theo Nghị định 137/2024/NĐ-CP thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 137/2024/NĐ-CP có hướng dẫn phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo chủ quản hệ thống thông tin như sau:
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin đó.
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được phân loại theo chủ quản hệ thống thông tin, bao gồm:
+ Chủ quản là cơ quan, tổ chức nhà nước;
+ Chủ quản là tổ chức, doanh nghiệp;
+ Chủ quản là cá nhân.
- Xác định chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử
+ Đối với cơ quan, tổ chức nhà nước, chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hoặc quyết định thuê dịch vụ để thiết lập, nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin đó;
+ Đối với doanh nghiệp và tổ chức khác không thuộc điểm a khoản này, chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hoặc quyết định thuê dịch vụ để thiết lập, nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin đó;
+ Đối với cá nhân, việc xác định chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có thể căn cứ vào một hoặc nhiều thông tin bao gồm: thông tin hợp đồng thuê dịch vụ lưu trữ (web); thông tin đăng ký tên miền trang thông tin điện tử hoặc tài khoản phát hành ứng dụng di động trên các kho ứng dụng.
Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử theo Nghị định 137/2024/NĐ-CP bao gồm những hoạt động chính nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 137/2024/NĐ-CP quy định công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử bao gồm các hoạt động chính như sau:
- Giải quyết các thủ tục hành chính nội bộ trên môi trường điện tử đối với các lĩnh vực: Kế hoạch; chiến lược; nhân sự; tài chính - kế toán; văn thư lưu trữ; tài sản; thi đua - khen thưởng; hành chính, tổng hợp và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của thủ trưởng cơ quan;
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo trên môi trường điện tử;
- Xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử;
- Tổ chức làm việc, họp từ xa trên môi trường điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất của quy hoạch?
- Khách hàng có được định giá lại quyền sử dụng đất thế chấp khi ngân hàng thông báo xử lý tài sản thế chấp không?
- Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
- Mẫu Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng đối với ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ?
- Có thể hủy kết quả của cuộc thi hoa hậu nếu không thu hồi danh hiệu hoa hậu không? Có mấy trường hợp buộc thu hồi danh hiệu?