Khi thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ thủy sản cần chú ý đặc biệt những vấn đề nào? Hội đồng thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ thủy sản gồm bao nhiêu người?
Khi thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ thủy sản cần chú ý đặc biệt những vấn đề nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy định tạm thời về thẩm định và phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 02/2003/QĐ-BTS, có quy định về nội dung thẩm định như sau:
Nội dung thẩm định
1. Xem xét các nội dung của Hợp đồng và các tài liệu có liên quan (theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 45/1998/NĐ-CP).
2. Trong quá trình thẩm định, cần đặc biệt chú ý xem xét một số vấn đề sau:
a) Xuất xứ của công nghệ. Sự hoàn thiện của công nghệ: Công nghệ được chuyển giao phải có tính ổn định, đã được thương mại hóa, có đầy đủ các công đoạn trong quy trình sản xuất nhằm tạo ra được các sản phẩm đã dự kiến cả về số lượng và chất lượng.
b) Mục tiêu, bản chất và trình độ công nghệ được chuyển giao.
c) Năng lực của Bên giao, Bên nhận.
d) Sản phẩm, thị trường và phương án tiêu thụ sản phẩm.
e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Bên giao, Bên nhận.
f) Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, an toàn thực phẩm thủy sản, vệ sinh thú y thủy sản.
g) Giá thanh toán, phương thức thanh toán.
h) Thời hạn Hợp đồng.
i) Những điều, khoản không phù hợp với luật pháp Việt Nam.
j) Hiệu quả, lợi ích về mặt kinh tế-xã hội.
k) Tính hợp lý của kinh phí đề nghị, mức độ và thời gian thu hồi.
Theo đó, khi thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ thủy sản cần chú ý đặc biệt những vấn đề sau:
- Xuất xứ của công nghệ, sự hoàn thiện của công nghệ: Công nghệ được chuyển giao phải có tính ổn định, đã được thương mại hóa, có đầy đủ các công đoạn trong quy trình sản xuất nhằm tạo ra được các sản phẩm đã dự kiến cả về số lượng và chất lượng;
- Mục tiêu, bản chất và trình độ công nghệ được chuyển giao;
- Năng lực của Bên giao, Bên nhận;
- Sản phẩm, thị trường và phương án tiêu thụ sản phẩm;
- Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Bên giao, Bên nhận;
- Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, an toàn thực phẩm thủy sản, vệ sinh thú y thủy sản;
- Giá thanh toán, phương thức thanh toán;
- Thời hạn Hợp đồng;
- Những điều, khoản không phù hợp với luật pháp Việt Nam;
- Hiệu quả, lợi ích về mặt kinh tế-xã hội;
- Tính hợp lý của kinh phí đề nghị, mức độ và thời gian thu hồi.
Khi thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ thủy sản cần chú ý đặc biệt những vấn đề nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ thủy sản gồm bao nhiêu người?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định tạm thời về thẩm định và phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 02/2003/QĐ-BTS, có quy định về hội đồng thẩm định như sau:
Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng có trách nhiệm tư vấn giúp Bộ trưởng xem xét các nội dung Hợp đồng.
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng theo quy định tại Phụ lục 1.
3. Hội đồng gồm 7 đến 9 thành viên trong đó có Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch (nếu cần), 01 thư ký, 02 ủy viên phản biện. Hội đồng được thành lập do Bộ trưởng phê duyệt trên cơ sở Tờ trình của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ.
4. Thành phần Hội đồng:
a) 1/3 là đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, tổ chức sản xuất-kinh doanh và các tổ chức khác có liên quan. 2/3 là nhà khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan đến công nghệ cần thẩm định.
b) Các thành viên Hội đồng là chuyên gia có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm.
5. Trong trường hợp cần thiết, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ đề xuất để Bộ trưởng Bộ Thủy sản chỉ định 1 đến 2 chuyên viên làm nhiệm vụ thẩm định. Chuyên viên thẩm định báo cáo kết quả bằng văn bản theo mẫu Phụ lục 2. Chuyên viên thẩm định tham gia buổi họp của Hội đồng và đọc báo cáo kết quả thẩm định.
Theo đó, Hội đồng thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ thủy sản gồm 7 đến 9 thành viên trong đó có Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch (nếu cần), 01 thư ký, 02 ủy viên phản biện. Hội đồng được thành lập do Bộ trưởng phê duyệt trên cơ sở Tờ trình của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ.
Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm như thế nào về thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ thủy sản?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định tạm thời về thẩm định và phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ thủy sản ban hành kèm theo Quyết định 02/2003/QĐ-BTS, có quy định về phân công nhiệm vụ như sau:
Phân công trách nhiệm
1. Văn phòng Bộ nhận hồ sơ, làm thủ tục văn bản đến và chuyển hồ sơ cho Vụ Khoa học và Công nghệ.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Xem xét hồ sơ, làm các thủ tục hành chính, gửi tài liệu và phiếu lấy ý kiến các đơn vị, chuyên gia (nếu có) và tổ chức họp Hội đồng Thẩm định.
b) Dự thảo Quyết định phê duyệt và hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng phê duyệt. Trường hợp có ý kiến khác nhau, xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
c) Gửi thông báo cho các Bên tham gia Hợp đồng sau khi có Quyết định phê duyệt.
3. Các đơn vị khác có liên quan trong Bộ xử lý phần nội dung của Hợp đồng có liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của đơn vị theo yêu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm về thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ thủy sản như sau:
- Xem xét hồ sơ, làm các thủ tục hành chính, gửi tài liệu và phiếu lấy ý kiến các đơn vị, chuyên gia (nếu có) và tổ chức họp Hội đồng Thẩm định;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt và hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng phê duyệt. Trường hợp có ý kiến khác nhau, xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ;
- Gửi thông báo cho các Bên tham gia Hợp đồng sau khi có Quyết định phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?