Khi phát hiện công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn thì xử lý như thế nào? Bảo vệ công trình hàng hải phải tuân thủ những nguyên tắc gì?

Để bảo vệ công trình hàng hải, hành lang bảo vệ công trình, phần trên không, phần dưới mặt nước, phần dưới mặt đất có liên quan đến an toàn công trình và bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải thì nhà nước quy định việc bảo vệ công trình hàng hải gồm những hoạt động nào? Và phải tuân thủ theo những nguyên tắc gì? Khi phát hiện công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn thì xử lý như thế nào?

Bảo vệ công trình hàng hải bao gồm những hoạt động nào?

Điều 124 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định bảo vệ công trình hàng hải như sau:

- Bảo vệ công trình hàng hải bao gồm hoạt động bảo đảm an toàn, chất lượng của công trình hàng hải; biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm công trình gây nguy hiểm đến tính mạng, gây thiệt hại tài sản của nhà nước và của nhân dân.

- Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải bao gồm công trình, hành lang bảo vệ công trình, phần trên không, phần dưới mặt nước, phần dưới mặt đất có liên quan đến an toàn công trình và bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải.

- Ngoài phạm vi bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải, việc xây dựng và mọi hoạt động khác không được gây ảnh hưởng đến an toàn sử dụng công trình cảng biển và luồng hàng hải.

Bảo vệ công trình hàng hải phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Điều 125 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định nguyên tắc bảo vệ công trình hàng hải như sau:

- Việc đầu tư xây dựng, quản lý khai thác, sửa chữa và bảo vệ công trình hàng hải phải tuân theo quy định có liên quan của pháp luật và các quy chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố.

- Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch có ảnh hưởng đến công trình hàng hải phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.

- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải phải có phương án bảo vệ công trình bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

+ Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải theo quy định của Bộ luật này;

+ Thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải;

+ Nhân lực; địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong thực hiện bảo vệ công trình hàng hải;

+ Phương tiện, công cụ phục vụ việc bảo vệ công trình hàng hải;

+ Kế hoạch thực hiện bảo vệ công trình hàng hải và biện pháp kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình;

+ Biện pháp xử lý khi xảy ra hư hỏng, tai nạn hàng hải, sự cố hoặc hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác công trình hàng hải;

+ Đề xuất nguyên tắc, cơ chế, cách thức phối hợp giữa chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình với Cảng vụ hàng hải và cơ quan có thẩm quyền tại khu vực có công trình hàng hải.

Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải

Điều 126 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải:

- Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải bao gồm:

+ Đối với công trình bến cảng, cầu cảng được tính từ rìa ngoài cùng của công trình đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến cảng, cầu cảng;

+ Đối với công trình cảng dầu khí ngoài khơi được giới hạn bởi vành đai an toàn của công trình cảng dầu khí ngoài khơi và vùng cấm hành hải, thả neo tại khu vực công trình cảng dầu khí ngoài khơi;

+ Đối với luồng hàng hải được tính từ vị trí của tâm rùa neo phao báo hiệu luồng hàng hải ra hai bên luồng được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật luồng hàng hải;

+ Đối với công trình báo hiệu hàng hải được tính từ tâm của báo hiệu hàng hải ra phía ngoài, được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải;

+ Đối với công trình hàng hải phần trên không, phần dưới mặt đất được xác định cụ thể đối với từng công trình trên cơ sở quy hoạch phát triển cảng biển và luồng hàng hải, quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của pháp luật.

- Cơ quan có thẩm quyền khi công bố đưa công trình hàng hải vào sử dụng phải bao gồm cả nội dung về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.

Xâm phạm công trình hàng hải

Xâm phạm công trình hàng hải

Khi phát hiện công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn thì xử lý như thế nào?

Điều 127 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về giải quyết sự cố trong bảo vệ công trình hàng hải như sau:

- Khi phát hiện công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn, chủ đầu tư, người quản lý khai thác công trình hàng hải hoặc người phát hiện có trách nhiệm báo ngay cho Cảng vụ hàng hải tại khu vực để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Khi nhận được thông tin, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải chỉ đạo chủ đầu tư người quản lý khai thác công trình áp dụng ngay biện pháp cần thiết để bảo vệ công trình hàng hải, giảm thiểu tổn hại xảy ra đối với công trình; đồng thời, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền, chính quyền địa phương tại khu vực có công trình hàng hải để hỗ trợ, áp dụng biện pháp cần thiết ứng cứu, khắc phục sự cố, xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn công trình.

- Chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình hàng hải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉ đạo của Cảng vụ hàng hải, cơ quan có thẩm quyền; áp dụng các biện pháp ứng cứu, khắc phục sự cố, ngăn chặn hành vi vi phạm theo phương án bảo vệ công trình; thiết lập cảnh báo cần thiết để bảo đảm an toàn xung quanh công trình; kịp thời khắc phục hậu quả để sớm đưa công trình vào khai thác an toàn.

- Cơ quan có thẩm quyền, chính quyền địa phương tại khu vực có công trình hàng hải khi phát hiện hành vi vi phạm hoặc nhận được thông tin về công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn phải khẩn trương phối hợp với Cảng vụ hàng hải tại khu vực, chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình hàng hải để xử lý vi phạm, ứng cứu, khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để bảo đảm an toàn, chất lượng của công trình hàng hải cần có các biện pháp bảo vệ công trình hàng hải nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm công trình gây nguy hiểm đến tính mạng, gây thiệt hại tài sản của nhà nước và của nhân dân.

Công trình hàng hải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương án bảo vệ công trình hàng hải có bao gồm nội dung về thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình không?
Pháp luật
Định mức kinh tế kỹ thuật công tác nạo vét công trình hàng hải gồm những thành phần nào? Định mức kinh tế này là căn cứ để làm gì?
Pháp luật
Công tác đánh giá an toàn công trình hàng hải được thực hiện theo trình tự thủ tục như thế nào? Dựa trên những nội dung gì?
Pháp luật
Có phải tiến hành quan trắc công trình hàng hải đối với mọi bến cảng hàng hóa theo quy định hiện nay hay không?
Pháp luật
Có được phép điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm tăng hơn 20% kinh phí dự kiến so với kế hoạch ban đầu không?
Pháp luật
Tổ chức không kịp thời sửa chữa hư hỏng của công trình hàng hải theo quy định thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Lập kế hoạch nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng từ nguồn ngân sách nhà nước căn cứ vào các thông tin cơ bản nào?
Pháp luật
Phương án bảo vệ công trình hàng hải được xây dựng, thẩm định và phê duyệt như thế nào? Nội dung phương án gồm những gì?
Pháp luật
Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trong một số trường hợp đặc biệt được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi phát hiện công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn thì xử lý như thế nào? Bảo vệ công trình hàng hải phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình hàng hải
1,542 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình hàng hải
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào