Khi nhận được kiến nghị của công dân thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm gì? Cơ quan nhận được kiến nghị của đại biểu Quốc hội có trách nhiệm trả lời kiến nghị trong bao lâu?
- Khi nhận được kiến nghị của công dân thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm gì?
- Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan giải quyết kiến nghị cung cấp thông tin và tài liệu liên quan đến vấn đề kiến nghị không?
- Cơ quan nhận được kiến nghị của đại biểu Quốc hội có trách nhiệm trả lời kiến nghị trong bao lâu?
Khi nhận được kiến nghị của công dân thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Điều 47 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 thì việc giải quyết kiến nghị của công dân nằm trong các hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội. Cụ thể như sau:
Các hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Chất vấn những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật này;
b) Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật;
c) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
2. Đại biểu Quốc hội tự mình tiến hành hoạt động giám sát hoặc tham gia hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội; tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu.
Bên cạnh đó, Điều 54 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Giám sát của đại biểu Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
1. Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp công dân, giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Quốc hội yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
3. Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đến trình bày và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan; xem xét, xác minh vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm.
Như vậy, khi nhận được kiến nghị của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết.
- Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết kiến nghị của công dân trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp xét thấy việc giải quyết kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Quốc hội yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Khi nhận được kiến nghị của công dân thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan giải quyết kiến nghị cung cấp thông tin và tài liệu liên quan đến vấn đề kiến nghị không?
Căn cứ vào Điều 55 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Quyền yêu cầu cung cấp thông tin
1. Khi tiến hành giám sát, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vấn đề giám sát cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của đại biểu Quốc hội chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Như vậy, khi tiến hành giám sát, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vấn đề giám sát cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Cơ quan nhận được kiến nghị của đại biểu Quốc hội có trách nhiệm trả lời kiến nghị trong bao lâu?
Căn cứ vào Điều 56 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát
1. Căn cứ vào kết quả giám sát, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có thẩm quyền sau đây:
a) Yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật;
b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề có liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được kiến nghị có trách nhiệm xem xét và trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị. Quá thời hạn này mà không nhận được trả lời hoặc trường hợp không tán thành với nội dung trả lời thì đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đồng thời báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm.
2. Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được kiến nghị của đại biểu Quốc hội có trách nhiệm xem xét và trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.
- Quá thời hạn này mà không nhận được trả lời hoặc trường hợp không tán thành với nội dung trả lời thì đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đồng thời báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
- Ngoài ra, đại biểu Quốc hội được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?