Khi nào thì quỹ tín dụng nhân dân được trở thành thành viên của ngân hàng hợp tác xã? Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu?
- Khi nào thì quỹ tín dụng nhân dân được trở thành thành viên của ngân hàng hợp tác xã?
- Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu của quỹ tín dụng nhân dân khi tham gia ngân hàng hợp tác xã là bao nhiêu?
- Có phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi chuyển nhượng một phần vốn góp không?
Khi nào thì quỹ tín dụng nhân dân được trở thành thành viên của ngân hàng hợp tác xã?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 27/2024/TT-NHNN về điều kiện để trở thành thành viên của ngân hàng hợp tác như sau:
Điều kiện để trở thành thành viên
1. Đối với các quỹ tín dụng nhân dân: quỹ tín dụng nhân dân trở thành thành viên của ngân hàng hợp tác kể từ ngày được cấp Giấy phép.
2. Đối với pháp nhân khác: Hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm đề nghị tham gia là thành viên và có đơn đề nghị tham gia.
3. Các đối tượng quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này phải góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 12 Thông tư này và cử đại diện hợp pháp tham gia.
Như vậy, quỹ tín dụng nhân dân được trở thành thành viên của ngân hàng hợp tác xã kể từ ngày được cấp Giấy phép.
Quỹ tín dụng nhân dân phải góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN và cử đại diện hợp pháp tham gia.
Khi nào thì quỹ tín dụng nhân dân được trở thành thành viên của ngân hàng hợp tác xã? Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu? (Hình từ Internet)
Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu của quỹ tín dụng nhân dân khi tham gia ngân hàng hợp tác xã là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Vốn góp
1. Thành viên không được dùng vốn ủy thác, vốn vay dưới bất cứ hình thức nào để góp vốn tại ngân hàng hợp tác xã và phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
2. Vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên được góp bằng đồng Việt Nam.
3. Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi tham gia ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 10 triệu đồng.
4. Mức vốn góp thường niên đối với thành viên ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 01 triệu đồng. Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã xem xét, quyết định việc miễn, giảm vốn góp thường niên đối với thành viên là quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng can thiệp sớm.Việc góp vốn thường niên phải hoàn thành chậm nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc Đại hội thành viên.
5. Tổng vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp thường niên và vốn nhận chuyển nhượng tối đa của một thành viên theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, nhưng không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm góp vốn, nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp đối với phần vốn của Nhà nước tại ngân hàng hợp tác xã.
Theo đó, mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi tham gia ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 10 triệu đồng.
Như vậy, mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu của quỹ tín dụng nhân dân khi tham gia ngân hàng hợp tác xã là 10 triệu đồng.
Lưu ý:
- Vốn góp xác lập tư cách thành viên của quỹ tín dụng nhân dân được góp bằng đồng Việt Nam.
- Tổng vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp thường niên và vốn nhận chuyển nhượng tối đa của một thành viên theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, tuy nhiên không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm góp vốn, nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp đối với phần vốn của Nhà nước tại ngân hàng hợp tác xã.
Có phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi chuyển nhượng một phần vốn góp không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 27/2024/TT-NHNN như sau:
Chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp
1. Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện như sau:
a) Thành viên là quỹ tín dụng nhân dân chỉ được chuyển nhượng một phần vốn góp (nhưng phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Thông tư này) cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 Thông tư này;
b) Thành viên không phải là quỹ tín dụng nhân dân được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định lại Điều 10 Thông tư này. Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp thì thành viên phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Khi chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, thành viên được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho pháp nhân khác hoặc được hoàn trả vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) và các quyền lợi khác theo quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Như vậy, quỹ tín dụng nhân dân có phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi chuyển nhượng một phần vốn góp.
Việc duy trì mức vốn góp được quy định cụ thể như sau:
- Thành viên là quỹ tín dụng nhân dân: phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN.
- Thành viên không phải là quỹ tín dụng nhân dân: trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp thì thành viên phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên theo quy định tại Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?