Khi nào một sản phẩm được gọi là gia công? Có được dán nhãn hiệu lên sản phẩm gia công ở nước ngoài?
Về quyền đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là quyền của các tổ chức, cá nhân để được nhà nước bảo hộ được sở hữu độc quyền nhãn hiệu.
Do vậy, bạn muốn thành lập doanh nghiệp sau đó đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp ra thị trường là hoàn toàn hợp pháp song cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải lập hồ sơ theo đúng yêu cầu của pháp luật và nộp tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trong 01 tháng, cơ quan này sẽ thẩm định và thông báo về tính hợp lệ của hồ sơ, sau 12 tháng Cục sở hữu trí tuệ sẽ giải quyết hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho bạn nếu việc đăng ký của bạn đủ điều kiện được bảo hộ.
Thực tế hiện nay thì tiến độ giải quyết của Cục sở hữu trí tuệ thường bị chậm hơn thời hạn này thường từ 24 tháng trở lên.
- Nhãn hiệu bạn định đăng ký không bị trùng hoặc bị coi là nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký.
Quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được bổ sung bởi điểm b khoản 21 Điều 1 và được sửa đổi bởi điểm a khoản 21 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) về các dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu, cụ thể như sau:
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
- Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;
- Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.
Trước đây, Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu như sau:
Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Về việc dán nhãn hiệu lên sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài
Nếu doanh nghiệp của bạn thuê một đối tác nước ngoài gia công sản phẩm và có thoả thuận sử dụng nhãn hiệu bạn đã đăng ký đến gắn lên sản phẩm thì thoả thuận này là hợp pháp.
Lưu ý các thông tin trên nhãn hàng hoá phải tuân thủ quy định về dán nhãn hàng hoá theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Thế nào là sản phẩm gia công?
Thế nào là sản phẩm gia công?
Hoạt động thuê gia công sản phẩm được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005, theo đó, các doanh nghiệp được phép thuê gia công trong nước hoặc ở nước ngoài để sản xuất sản phẩm.
Theo quy định tại Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Theo quy định tại Điều 178 Luật Thương mại 2005, quy định gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Việc gia công phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản và có các nội dung cơ bản sau:
- Sản phẩm đặt gia công, tiêu chuẩn, quy cách, chất lượng, đặc tính kỹ thuật, số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện.
- Bên đặt gia công phải có chỉ dẫn rõ ràng về các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm, cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu để sản xuất và có quy định về việc xử lý vật tư thừa cũng như quy định về định mức kinh tế, kỹ thuật đối với sản phẩm.
- Bên đặt gia công được quyền đặt giám sát đối với bên nhận gia công.
- Bên gia công được sử dụng nhãn hiệu của bên đặt gia công gắn vào sản phẩm gia công nếu được bên đặt gia công yêu cầu cũng như cho phép.
- Thời điểm chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm.
- Các vấn đề khác liên quan.
Sản phẩm được sản xuất tại quốc gia nào thì phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ tại quốc gia sản xuất.
Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn đặt đối tác gia công thì có quyền thoả thuận cho phép bên gia công gắn nhãn sản phẩm, bạn chú ý nhãn hiệu của doanh nghiệp trong thoả thuận phải là nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?